Thâm hụt thương mại 2015 có thể gấp 10 lần năm 2014

VOV.VN -Theo HSBC, mức thâm hụt nới rộng theo mùa trong tháng 12 có khả năng sẽ đẩy cả năm vượt mức 6 tỷ USD, tăng từ mức 0,6 tỷ USD trong năm 2014.

Ngân hàng HSBC vừa có báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam với nhận định: Thâm hụt thương mại đang mở rộng chủ yếu là do nhu cầu trong nước dồi dào và chính điều đó là kết quả của vay nợ trở lại.

Sau khi hồi phục trở lại trong tháng 10, Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam lại một lần nữa rơi xuống dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 11, cho thấy hoạt động sản xuất có sự sụt giảm nhẹ. Đà tăng khó có khả năng diễn ra trong thời gian gần. HSBC dự báo tăng trưởng xuất khẩu sẽ có khả năng chậm hơn nữa trong suốt quý I/2016 khi mà từ đầu năm đến nay đã giảm từ mức 8,5% trong tháng 10 xuống còn 8,3% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái và 13,4% trong năm 2014.

Nhập khẩu xe hơi nguyên chiếc đã tăng 96,7% so với năm ngoái, thêm khoảng 1 điểm % vào tăng nhập khẩu 11 tháng.(Ảnh minh họa: KT)

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy lực kéo chính xuất phát từ nhu cầu ở khu vực đồng tiền chung châu Âu thấp hơn (thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam), từ các nước ASEAN và Nhật Bản.

Tuy vậy, HSBC lưu ý rằng “không nên quá bi quan về triển vọng xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời gian tới, các hoạt động đầu tư mới sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, ngay cả khi nhu cầu toàn cầu đang khó khăn”.

Theo dự báo của HSBC, xuất khẩu sẽ hồi phục đạt mức 13,1% trong năm 2016 so với cùng kỳ. Những nỗ lực tự do hóa trương mại gần đây sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp tục nắm bắt thị phần thị trường toàn cầu, tăng thêm cơ hội cho lĩnh vực sản xuất của mình.

Những yếu kém gần đây của hoạt động xuất khẩu, đặt biệt là về giá trị đã làm cho một số nhà đầu tư lo ngại về triển vọng cho vị thế cân bằng đối ngoại của Việt Nam. Thực tế, thâm hụt thương mại hàng hoá (hoạt động nhập khẩu vượt xuất khẩu) đã xấu hơn trong năm 2015, ở mức 4,6 tỷ USD trong tháng 11. Một mức thâm hụt nới rộng theo mùa trong tháng 12 có khả năng sẽ đẩy con số cả năm vượt mức 6 tỷ USD, tăng từ mức 0,6 tỷ USD trong năm 2014.

Điểm đáng lo ngại về nguyên nhân của thâm hụt thương mại, theo HSBC là nhập khẩu thiên về tiêu dùng tăng. Trong đó, nhập khẩu xe hơi nguyên chiếc đã tăng 96,7% so với năm ngoái, thêm khoảng 1 điểm phần trăm vào tăng trưởng nhập khẩu từ đầu năm đến nay. Điều này phản ánh tăng trưởng có thật ở lĩnh vực kinh doanh xe hơi trong nước mà đã được cứu vớt bởi môi trường tín dụng dễ chịu hơn cũng như các chương trình hỗ trợ của Chính phủ.

Mối nghi ngại của HSBC rằng việc thâm hụt thương mại nới rộng không chỉ bởi vì nhu cầu cho các đầu vào dự án FDI nhiều hơn mà có khoảng cách khá lớn giữa cán cân thương mại của khối đầu tư nước ngoài (FDI) với doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, vay nợ trở lại cũng đang khiến cho thâm hụt tăng thêm. Mặc dù chưa ở mức báo động, tăng trưởng tín dụng vẫn đang thể hiện mạnh hơn trong năm 2015 thúc đẩy nhu cầu trong nước và đẩy mức tăng trưởng từ đầu năm đến quý III/2015 đạt 6,5% so với cùng kỳ, tăng so với mức 5,6% trong suốt thời điểm năm ngoái.

Mức cải thiện của tín dụng, cùng những thay đổi trong quy định sở hữu nước ngoài của Việt Nam cũng đã châm ngòi cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản. Thực tế, cảm nhận của HSBC là Chính phủ và NHNN đang rất tích cực hồi phục thị trường bất động sản bởi vì giá nhà cửa phục hồi sẽ thúc đẩy giá trị ký quỹ của các ngân hàng và giúp lĩnh vực ngân hàng thoát khỏi vấn đề nợ xấu đang tồn tại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại 4 tháng giảm còn 2 tỷ USD
Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại 4 tháng giảm còn 2 tỷ USD

VOV.VN -4 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu 2 tỷ USD, thấp hơn 1 tỷ USD so với con số ước tính của Tổng Cục Thống kê công bố trước đây.

Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại 4 tháng giảm còn 2 tỷ USD

Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại 4 tháng giảm còn 2 tỷ USD

VOV.VN -4 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu 2 tỷ USD, thấp hơn 1 tỷ USD so với con số ước tính của Tổng Cục Thống kê công bố trước đây.

Xuất khẩu nông sản đem về 27,4 tỷ USD trong 11 tháng
Xuất khẩu nông sản đem về 27,4 tỷ USD trong 11 tháng

VOV.VN -Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng đầu năm đạt 27,41 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2014. 

Xuất khẩu nông sản đem về 27,4 tỷ USD trong 11 tháng

Xuất khẩu nông sản đem về 27,4 tỷ USD trong 11 tháng

VOV.VN -Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng đầu năm đạt 27,41 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2014. 

Xuất khẩu dệt may sẽ đem về 27,5 tỷ USD năm nay
Xuất khẩu dệt may sẽ đem về 27,5 tỷ USD năm nay

VOV.VN - Dự kiến 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 27,5 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2014.

Xuất khẩu dệt may sẽ đem về 27,5 tỷ USD năm nay

Xuất khẩu dệt may sẽ đem về 27,5 tỷ USD năm nay

VOV.VN - Dự kiến 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 27,5 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2014.

Thâm hụt thương mại 522 triệu USD nửa đầu tháng 1
Thâm hụt thương mại 522 triệu USD nửa đầu tháng 1

VOV.VN -Cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ đầu tiên của năm 2015 thâm hụt bằng hơn 9% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Thâm hụt thương mại 522 triệu USD nửa đầu tháng 1

Thâm hụt thương mại 522 triệu USD nửa đầu tháng 1

VOV.VN -Cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ đầu tiên của năm 2015 thâm hụt bằng hơn 9% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Các FTA giúp Việt Nam bù đắp thâm hụt thương mại
Các FTA giúp Việt Nam bù đắp thâm hụt thương mại

VOV.VN -Nếu không bù đắp được thâm hụt thương mại, sẽ tạo sức ép lớn đối với cán cân thanh toán...

Các FTA giúp Việt Nam bù đắp thâm hụt thương mại

Các FTA giúp Việt Nam bù đắp thâm hụt thương mại

VOV.VN -Nếu không bù đắp được thâm hụt thương mại, sẽ tạo sức ép lớn đối với cán cân thanh toán...

Xuất khẩu nông lâm thủy sản vì sao giảm mạnh?
Xuất khẩu nông lâm thủy sản vì sao giảm mạnh?

VOV.VN -Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sụt giảm do nguồn cung của các nước xuất khẩu dồi dào, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản vì sao giảm mạnh?

Xuất khẩu nông lâm thủy sản vì sao giảm mạnh?

VOV.VN -Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sụt giảm do nguồn cung của các nước xuất khẩu dồi dào, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.