Thành phố Hồ Chí Minh khánh thành cầu Sài Gòn 2

VOV.VN -Theo thiết kế, cầu có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7. Tổng vốn đầu tư dự án là gần 1.500 tỉ đồng

Chiều nay (15/10), Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (CII), chủ đầu tư dự án cầu Sài Gòn 2 đã tổ chức khánh thành, đưa vào sử dụng cầu Sài Gòn 2, sau 18 tháng thi công, vượt tiến độ cam kết 3 tháng.

Đến dự và cắt băng khánh thành có ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng chính phủ, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các sở ban ngành của Thành phố.
Cầu Sài Gòn 2 được khởi công từ tháng 4/2012, nằm ở hạ lưu sông và song song với cầu Sài Gòn hiện hữu, khoảng cách giữa tim cầu Sài Gòn hiện hữu là 27m; cầu dài 987m, rộng 23,5 m, phần đường dành cho xe cơ giới 15 m, phần đường còn lại dành cho xe máy và xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80km/h.

Cầu Sài Gòn 2 kết nối với quận Bình Thạnh và quận 2 bằng đường đầu cầu dài 350m và 117 m.

Theo thiết kế, cầu có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7.

Tổng vốn đầu tư dự án là gần 1.500 tỉ đồng theo hình thức B.T (xây dựng - chuyển giao).

Ngay sau khi khánh thành, từ 16g chiều nay (15/10), cầu Sài Gòn 2 sẽ chính thức đưa vào sử dụng. Theo đó, phương án tổ chức giao thông trong khu vực được điều chỉnh như sau: cầu Sài Gòn hiện hữu sẽ cho các loại xe chạy 1 chiều theo hướng từ quận 2 sang quận Bình Thạnh; cầu Sài Gòn 2 dành cho các loại xe chạy 1 chiều từ quận Bình Thạnh sang quận 2.

Cầu Sài Gòn nằm trên trục giao thông huyết mạch, cửa ngõ phía Đông – Bắc của thành phố, nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam bộ và miền Trung và miền Bắc.

Hiện nay, lưu lượng xe lưu thông qua cầu Sài Gòn hiện hữu đã quá tải so với khả năng thông hành của cầu Sài Gòn hiện hữu, dẫn đến hay có tình trạng kẹt xe. Do đó, việc xây dựng cầu Sài Gòn 2 sẽ giúp giải tỏa ùn tắc giao thông tại cầu Sài Gòn hiện hữu, đồng thời góp phần nâng cao năng lực giao thông cho cửa ngõ Đông Bắc thành phố, nhất là khi xa lộ Hà Nội được mở rộng.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong bối cảnh kinh tế khó khăn nên Thành phố rất quan tâm đến việc xã hội hóa việc đầu tư các công trình và cầu Sài Gòn 2 là minh chứng cho điều đó, đồng thời lưu ý chủ đầu tư, Sở giao thông vận tải cần tiếp tục các phần việc còn lại.

“Chúng ta còn phải đẩy nhanh tiến độ thi công khối lượng còn lại của dự án nâng cấp Xa lộ Hà Nội, tăng cường nhiều mũi thi công, phối hợp chặt chẽ với dự án tuyến đường sắt Sài Gòn- Suối Tiên để đảm bảo hoàn thành đồng bộ 2 dự án trên đúng thời gian qui định. Đồng thời tiếp tục kiểm tra cầu Sài Gòn cũ, tổ chức giao thông khoa học, hợp lí để đảm bảo thông xe an toàn, đồng bộ 2 cầu Sài Gòn và tuyến đường Xa lộ Hà Nội mở rộng”- ông Nguyễn Hữu Tín nói.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ khánh thành cầu Sài Gòn 2, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng của chủ đầu tư cũng như Thành phố khi đã đưa vào sử dụng trước 3 tháng, góp phần giải quyết bài toán giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hình thức đầu tư, cả ngân sách và xã hội hóa với các hình thức PPP, BOT, BOO… Từ những công nghệ đã triển khai cần xây dựng những tập đoàn xây dựng chuyên sâu để rút kinh nghiệm, để có những công trình chất lượng, ổn định lâu dài để phát triển đất nước.

Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói: “Chúng tôi đề nghị thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, cho Bộ giao thông vận tải các qui định về xã hội hóa đầu tư một cách hấp dẫn, thu hút đầu tư từ các kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố cũng như các bộ ngành của Trung ương cần có những định chế tài chính, có chính sách tín dụng phù hợp ổn định, đổi mới để tạo điều kiện xã hội hóa tốt hơn nữa, nhất là thủ tục đầu tư nhanh chóng thuận lợi để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư xã hội hóa ở thành phố cũng như cả nước”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khởi công xây dựng cầu Sài Gòn 2
Khởi công xây dựng cầu Sài Gòn 2

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chính thức phát lệnh khởi công công trình xây dựng cầu Sài Gòn 2, nối quận Bình Thạnh và quận 2. (TP HCM).

Khởi công xây dựng cầu Sài Gòn 2

Khởi công xây dựng cầu Sài Gòn 2

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chính thức phát lệnh khởi công công trình xây dựng cầu Sài Gòn 2, nối quận Bình Thạnh và quận 2. (TP HCM).

Hợp long nhịp đầu tiên của cầu Sài Gòn 2
Hợp long nhịp đầu tiên của cầu Sài Gòn 2

(VOV) - Công trình cầu Sài Gòn 2 có tổng chiều dài cầu là gần 990m, gồm 30 nhịp, mặt cắt ngang cầu là 23,5m...

Hợp long nhịp đầu tiên của cầu Sài Gòn 2

Hợp long nhịp đầu tiên của cầu Sài Gòn 2

(VOV) - Công trình cầu Sài Gòn 2 có tổng chiều dài cầu là gần 990m, gồm 30 nhịp, mặt cắt ngang cầu là 23,5m...

TP HCM hợp long cầu Sài Gòn 2
TP HCM hợp long cầu Sài Gòn 2

VOV.VN -Cầu Sài Gòn 2 giúp giảm tải cho cầu Sài Gòn hiện hữu, đồng bộ về quy mô với tuyến Xa lộ Hà Nội. 

TP HCM hợp long cầu Sài Gòn 2

TP HCM hợp long cầu Sài Gòn 2

VOV.VN -Cầu Sài Gòn 2 giúp giảm tải cho cầu Sài Gòn hiện hữu, đồng bộ về quy mô với tuyến Xa lộ Hà Nội.