“Thành phố Trung Quốc” ở Sihanoukville của Campuchia

Thành phố cảng Sihanoukville của Campuchia đang dần biến thành vùng đất của người Trung Quốc, khiến nhiều người dân Campuchia bất bình.

Thành phố cảng Sihanoukville của Campuchia (được đặt theo tên vị vua cuối cùng và được tôn kính của nước này) giờ đây đang dần biến thành vùng đất của người Trung Quốc. Điều đó khiến nhiều người dân Campuchia cảm thấy bất bình.

Sòng bạc New MGM của Trung Quốc ở Sihanoukville. (Ảnh: Washington Post).
“Trung Quốc hóa”

Vào một ngày nắng nóng và quang đãng gần đây, bãi biển Independence ở Sihanoukville (Campuchia) vắng bóng người. Chỉ vài tháng trước đây, vào những ngày đẹp như thế này, bãi biển có rất đông du khách. Họ lựa chọn xem nên uống bia hay nước dừa tươi, đều có giá 1 USD.

Nhưng giờ đây, trên bãi biển chỉ có lác đác những người phụ nữ địa phương đi lang thang với chiếc thúng đựng tôm hùm đội trên đầu hoặc mang theo các dụng cụ làm móng, tìm kiếm khách hàng trong vô vọng.

“Chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ không thể tự nuôi sống bản thân. Công việc kinh doanh đang sắp lụi tàn” - Doung Sokly, một phụ nữ 30 tuổi bán đồ uống, thức ăn nhẹ và thuốc lá trên xe đẩy buồn bã nói. Chị đã lăn lộn kiếm sống bên bãi biển Independence suốt tám năm qua.

Trái ngược với những hình ảnh trên, cách đó không xa, công việc kinh doanh lại đang bùng nổ tại các sòng bạc mới xuất hiện trong những tháng gần đây. Những công trình này được đặt những cái tên mỹ miều như Macau mới hay MGM mới (tên của một sòng bài nổi tiếng ở Las Vegas Mỹ). Chúng chỉ dành riêng cho du khách Trung Quốc. Người Campuchia, theo luật, bị cấm chơi cờ bạc.

Vào buổi chiều nắng nóng này, khi bãi biển trống rỗng thì các sòng bạc đông nghịt khách Tàu. Họ chen vai thích cánh, hút thuốc lá và đặt trên bàn những hóa đơn thanh toán trị giá 100 đô la. Quanh đó là các nhân viên giám sát người Trung Quốc mắt sắc như đại bàng và những cô gái trẻ người địa phương mặc váy ngắn.

Trung Quốc đang cố gắng truyền bá ảnh hưởng chính trị và kinh tế của mình tại đây, thông qua sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng đầy tham vọng mang tên “Một vành đai, một con đường”. Còn Campuchia thì đang cố gắng phát triển kinh tế mà không bị ràng buộc bởi những điều kiện về nhân quyền mà Chính phủ Mỹ và các nước châu Âu thường gắn kèm khi trợ giúp.

Hai mong muốn này đã tìm thấy nhau tại Sihanoukville, một thành phố cảng trên Vịnh Thái Lan. Có thể nói đây là ví dụ điển hình cho sự đón nhận của Campuchia trước những “giúp đỡ” từ phía Trung Quốc.

“Sihanoukville giống như tấm áp phích về sự phát triển của Trung Quốc (ở Campuchia)” - ông Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á của Học viện Quốc phòng Úc, nhận định. “Trung Quốc chắc chắn đang cố gắng để thay thế Mỹ, và họ đã có những thành công tuyệt vời”, ông nói.

Chính phủ Campuchia đã cấp phép một cách bất thường cho các khoản đầu tư từ Trung Quốc. 30 sòng bạc đã được xây dựng tại đây và 70 công trình khác đang được tiến hành.

Chẳng hạn, dự án Blue Bay, khu chung cư kiêm sòng bạc, được quảng cáo là một trong những dự án biểu tượng của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Tại đây, những căn hộ nhỏ nhất được bán với giá 143.000 USD, còn những căn cao nhất có giá lên tới hơn 500.000 USD.

Số lượng du khách Trung Quốc đến Sihanoukville, thành phố 90.000 dân, đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2016-2017 lên 120.000 người. Các nhà hàng, ngân hàng, siêu thị và khách sạn ở vùng này đều có gắn biển hiệu chữ Trung Quốc.

Số lượng du khách Trung Quốc đến Sihanoukville, thành phố 90.000 dân, đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2016-2017 lên 120.000 người. Các nhà hàng, ngân hàng, siêu thị và khách sạn ở vùng này đều có gắn biển hiệu chữ Trung Quốc.

Oán giận gia tăng

Trước sự xâm nhập ồ ạt đó của Trung Quốc, ngoại trừ những người Campuchia làm việc trong các khách sạn và sòng bạc, phần lớn người dân (có thu nhập trung bình là 1.100 đô la một năm) ít được hưởng lợi từ những khoản đầu tư này. Và sự oán giận đang ngày một gia tăng.

“Kinh doanh của tôi đã giảm đi một nửa” - Chhim Phin, chủ một nhà hàng hải sản tại bãi biển Independence từ năm 2003, nói. “Chúng tôi thường có nhiều du khách phương Tây đến thưởng thức món ăn. Nhưng khách du lịch Trung Quốc không muốn ăn đồ Khmer và trải nghiệm phong tục địa phương. Họ chỉ thích thức ăn của họ”.

Bên cạnh nhà hàng của ông, một khu đất trước đây từng có nhiều quán bar phục vụ “tây ba lô” giờ chỉ còn là những đống đổ nát

Và khi có khách Trung Quốc đến nhà hàng của mình, ông Chhim Phin cũng không mấy vui vẻ. “Tôi không nói được tiếng Trung, vì vậy rất khó để giao tiếp”, ông cho biết. “Thành thật mà nói, tôi ấn tượng xấu với khách Trung Quốc. Họ rất thô lỗ”.

Cô Doung Sokly bán hàng rong cũng không thích tiếp xúc với những vị khách mới nổi. “Du khách phương Tây không mặc cả, bởi vì họ muốn thử những sản vật địa phương. Còn khách du lịch Trung Quốc thì luôn muốn giảm giá hàng”, cô nói.

Đúng lúc ấy, một nhóm du khách Trung Quốc trên bãi biển cười nói và la hét. Sokly liếc nhìn họ tỏ vẻ khó chịu. “Nghe mà xem, họ rất ầm ĩ”, cô nói với phóng viên tờ The Washington Post.

Người dân địa phương cũng lo lắng về tình trạng tội phạm có tổ chức xuất phát từ các sòng bạc, và các vụ việc bạo lực do say rượu ngày một gia tăng. Đại sứ Trung Quốc cũng thừa nhận rằng “một số ít người có trình độ học vấn thấp” từ nước ông đã vi phạm luật pháp của Campuchia.

Theo ông Chhim Phin và vài chủ doanh nghiệp khác, lý do chính dẫn đến việc bỏ đi của du khách phương Tây và sự đổ về của người Trung Quốc là vấn đề chỗ ở.

Các khách sạn và nhà nghỉ rẻ tiền được khách du lịch phương Tây ưa chuộng đã nhường chỗ cho các nhà phát triển địa ốc của Trung Quốc, những người phải trả nhiều tiền để mua đất hoặc thuê đất.

Koeun Sao, 29 tuổi, cho biết thu nhập từ việc lái xe tuk-tuk của anh đã giảm 70% trong vòng ba tháng trở lại đây. “Người Trung Quốc chỉ đi ô tô chứ không bắt tuk-tuk. Trước đây có nhiều chỗ nghỉ rẻ tiền, giờ thì không còn nữa”, anh nói.

Sự đầu tư ồ ạt của Trung Quốc không có nghĩa là đường sá và cơ sở hạ tầng ở Sihanoukville trở nên tốt hơn. “Tất cả việc xây dựng họ đang làm chỉ có lợi cho người Trung Quốc”, Koeun Sao nói. “Chủ đất được hưởng lợi nhưng dân thường chẳng được gì”, anh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cả chính phủ Campuchia lẫn Trung Quốc đều tỏ ra hài lòng với hợp tác về mặt kinh tế giữa hai bên. Khu kinh tế đặc biệt Sihanoukville, một khu công nghiệp rộng 4,4 dặm vuông với 104 trong tổng số 121 công ty hiện diện là của người Trung Quốc, được cho là biểu tượng mới của tình hữu nghị Trung Quốc - Campuchia.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong chuyến thăm Campuchia hồi tháng 1 đã chứng kiến lễ ký kết 19 hợp đồng kinh tế, bao gồm xây dựng một tuyến đường cao tốc nối thủ đô Phnôm Pênh và Sihanoukville để thay thế những con đường hẹp hiện nay, và xây dựng một sân bay mới ở Phnôm Pênh.

Hai nước cam kết sẽ tăng hơn gấp đôi lượng khách du lịch Trung Quốc đến Campuchia lên 2 triệu người trong vòng hai năm tới và đẩy mạnh thương mại song phương lên 6 tỉ USD.

“Chúng tôi sẽ cố gắng ở đây để xem mọi thứ diễn ra thế nào”, cô Doung Sokly nói từ phía sau chiếc xe đẩy chứa hàng hóa của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

‘6 chợ đầu mối lớn ở Việt Nam bán toàn quần áo Trung Quốc’
‘6 chợ đầu mối lớn ở Việt Nam bán toàn quần áo Trung Quốc’

Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay quần áo nam, nữ, trẻ em ở 6 chợ đầu mối đều là hàng Trung Quốc hoặc hàng nhái, hàng giả nhãn hiệu.

‘6 chợ đầu mối lớn ở Việt Nam bán toàn quần áo Trung Quốc’

‘6 chợ đầu mối lớn ở Việt Nam bán toàn quần áo Trung Quốc’

Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay quần áo nam, nữ, trẻ em ở 6 chợ đầu mối đều là hàng Trung Quốc hoặc hàng nhái, hàng giả nhãn hiệu.

Thương lái Trung Quốc thuê đất lúa thả sinh vật ngoại lai
Thương lái Trung Quốc thuê đất lúa thả sinh vật ngoại lai

VOV.VN - Thương lái Trung Quốc thuê đất lúa thả sinh vật ngoại lai ở Đồng Tháp làm ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái...

Thương lái Trung Quốc thuê đất lúa thả sinh vật ngoại lai

Thương lái Trung Quốc thuê đất lúa thả sinh vật ngoại lai

VOV.VN - Thương lái Trung Quốc thuê đất lúa thả sinh vật ngoại lai ở Đồng Tháp làm ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái...

Nhà bán lẻ Nhật Bản và Trung Quốc xu hướng tăng đầu tư vào Việt Nam
Nhà bán lẻ Nhật Bản và Trung Quốc xu hướng tăng đầu tư vào Việt Nam

VOV.VN - Theo CBRE, cả nhà bán lẻ Nhật Bản và Trung Quốc đều bày tỏ mối quan tâm ngày càng tăng đối với việc đầu tư vào Việt Nam.

Nhà bán lẻ Nhật Bản và Trung Quốc xu hướng tăng đầu tư vào Việt Nam

Nhà bán lẻ Nhật Bản và Trung Quốc xu hướng tăng đầu tư vào Việt Nam

VOV.VN - Theo CBRE, cả nhà bán lẻ Nhật Bản và Trung Quốc đều bày tỏ mối quan tâm ngày càng tăng đối với việc đầu tư vào Việt Nam.