Thâu tóm xong Daewoo, chủ mỏ sắt xuống Hải Phòng mua cảng
Ông chủ mỏ sắt liên tiếp đầu tư “khủng” vào các lĩnh vực khác nhau, từ việc thâu tóm khách sạn Daewoo tới góp vốn với Cảng Vinalines Đình Vũ.
Đại gia khoáng sản Hợp Thành đang dần “bành trướng thế lực” ra ngoài phạm vi ngành khai khoáng khi liên tiếp có những thương vụ đầu tư “khủng” vào các lĩnh vực khác nhau, từ việc thâu tóm khách sạn Daewoo cho đến mới đây nhất là việc góp vốn với Cảng Vinalines Đình Vũ.
Khách sạn Daewoo có địa chỉ tại số 360 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội. Ban đầu, 70% số vốn của khách sạn nổi tiếng bậc nhất Thủ đô thuộc sở hữu của tập đoàn Daewoo E&C Hàn Quốc, và 30% còn lại là của Công ty TNHH MTV Hanel.
Khách sạn Daewoo |
Năm 2012, khi tập đoàn Daewoo E&C quyết định thoái vốn, Hanel đã được ưu tiên mua lại 70% cổ phần của đối tác Hàn Quốc và trở thành công ty mẹ nắm giữ 100% khách sạn Deawoo.
Giá trị thương vụ này được đồn đoán không dưới 70 triệu USD.
Tuy nhiên, ngay sau khi mua lại thì toàn bộ số cổ phần này được chuyển nhượng toàn bộ cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành và Công ty Cổ phần Đầu tư Hợp Thành 1.
Hanel vẫn giữ lại 30% "cổ phần gốc" của mình trong khách sạn này. Hanel đã bán 70% cổ phần của tổ hợp này cho phía Hợp Thành với giá 94 triệu USD tương đương mức giá đã mua lại của phía Daewoo E&C, cộng thêm một khoản chênh lệch là 8 triệu USD, được thanh toán thành 2 lần, mỗi lần 4 triệu USD từ năm 2012.
Một thương vụ đầu tư ngoài ngành đáng chú ý khác của đại gia mỏ sắt Hợp Thành là việc góp 24,27% vốn điều lệ (tương đương 4,8539 triệu cổ phần) vào cảng Vinalines Đình Vũ.
Khoáng sản Hợp Thành là một cổ đông lớn của cảng Vinalines Đình Vũ |
Công ty cổ phần Cảng Vinalines Đình Vũ có số vốn điều lệ 200 tỷ đồng được thành lập năm 2011 trên cơ sở tiếp nhận chuyển giao từ Vinashin để triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp tại cụm công nghiệp Đình Vũ.
Ngoài công ty mẹ là Vinalines (đang nắm giữ 51% vốn điều lệ) và khoáng sản Hợp Thành, hai cổ đông lớn khác của cảng Đình Vũ là bà Nguyễn Thị Thanh Nga và Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Lộc Việt mỗi bên sở hữu 10% vốn điều lệ; phần vốn còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông nhỏ lẻ khác.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT, Vinalines đang gấp rút hoàn thành việc thoái toàn bộ vốn tại cảng Đình Vũ.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, thông đến nhà đầu tư được Bộ GTVT lựa chọn để tiến hành đàm phán mua 51% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần cảng Vinalines Đình Vũ là rất hãn hữu./. Đại gia thâu tóm tổ hợp Daewoo Hà Nội mạnh cỡ nào?