Cục Bảo vệ thực vật: Giá phân bón tăng không phải do tích trữ, đầu cơ

VOV.VN - Qua thanh tra của ngành nông nghiệp và của lực lượng quản lý thị trường, đến nay chưa phát hiện trường hợp đầu cơ tích trữ phân bón để trục lợi.

Trong những ngày qua qua, giá phân bón đã tăng 50-80% (tùy sản phẩm) so với hồi đầu năm. Trả lời nguyên nhân về việc giá phân bón tăng tại khu vực ĐBSCL có phải do đầu cơ tích trữ hay không, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, (Bộ NN&PTNT) cho biết, qua thanh tra của ngành nông nghiệp và của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), chưa phát hiện trường hợp đầu cơ tích trữ để trục lợi.

Ông Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Kinh tế hợp tác - Tổ công tác đặc biệt khu vực phía Nam của Bộ NN&PTNT cho biết, sau cuộc họp giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương vào giữa tuần qua, việc kiểm tra giá phân bón được phối hợp chặt chẽ giữa ngành chuyên môn ở một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

“Giá phân bón có dấu hiệu đang giảm ngay sau khi cuộc họp giữa hai Bộ. Một số tỉnh đã phản ứng bằng cách thanh tra, ngành nông nghiệp và lực lượng quản lý thị trường cũng tăng cường kiểm soát các điểm mua bán góp phần làm bình ổn giá phân bón. Tuy nhiên, giá phân bón hiện nay vẫn còn cao so với thời cùng kỳ”, ông Hải thông tin.

Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, giá phân bón tăng cao là do đứt gãy trong khâu vận chuyển từ cảng, lưu container, lưu kho, lưu bãi, vận chuyển giữa các tỉnh với nhau trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra, chi phí lưu thông cũng tăng do lái xe phải thực hiện xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19. 

Theo các số liệu cập nhật hàng tuần, hàng tháng, hiện nay tình hình sản xuất phân bón trong nước và nhập khẩu đều tăng so với cùng kỳ. Còn theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, đến nay chưa phát hiện tình trạng găm hàng, đầu cơ tích trữ phân bón ở các địa phương.

“Găm hàng tích trữ đầu cơ phân bón hay không thì Tổng cục Quản lý thị trường cũng đã báo cáo với lãnh đạo Bộ Công Thương trong cuộc họp mới đây. Lực lượng quản lý thị trường đã chỉ đạo hệ thống và cũng đã kiểm tra đánh giá một số tỉnh, thành phố và thấy rằng chưa phát hiện trường hợp nào găm hàng, tích trữ đầu cơ. Cục Bảo vệ thực vật cũng phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường thường xuyên trao đổi và có những thông tin để xử lý và trong thời gian tới sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra”, ông Hoàng Trung cho biết.

Cũng liên quan đến vấn đề này, trong cuộc họp trực tuyến với 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, Bộ NN&PTNT yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất phân bón tăng tối đa công suất sản xuất. Đồng thời minh bạch giá phân bón khi ra khỏi nhà máy, cũng như trong chuỗi cung ứng phân phối và lùi thời gian ký kết các hợp đồng xuất khẩu, đảm bảo nguồn cung trong nước.

Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân duy trì sản xuất theo hướng sử dụng phân bón tiết kiệm, thực hiện kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” để giảm chi phí các yếu tố vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gánh nặng đè lên vai người dân khi giá phân bón tăng, giá lúa giảm
Gánh nặng đè lên vai người dân khi giá phân bón tăng, giá lúa giảm

VOV.VN - Chuỗi cung ứng bị đứt gãy, khâu chế biến, xay xát, tồn trữ và vận chuyển bị ảnh hưởng đã kéo giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm trong thời gian qua.

Gánh nặng đè lên vai người dân khi giá phân bón tăng, giá lúa giảm

Gánh nặng đè lên vai người dân khi giá phân bón tăng, giá lúa giảm

VOV.VN - Chuỗi cung ứng bị đứt gãy, khâu chế biến, xay xát, tồn trữ và vận chuyển bị ảnh hưởng đã kéo giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm trong thời gian qua.

Liên Bộ đang tìm cách “kìm” giá phân bón
Liên Bộ đang tìm cách “kìm” giá phân bón

VOV.VN - Với công suất gần 30 triệu tấn/năm, sản lượng sản xuất phân bón đang cao gấp 3 lần so với nhu cầu nhưng giá phân bón trong nước vẫn tăng trung bình 50% - 73%.

Liên Bộ đang tìm cách “kìm” giá phân bón

Liên Bộ đang tìm cách “kìm” giá phân bón

VOV.VN - Với công suất gần 30 triệu tấn/năm, sản lượng sản xuất phân bón đang cao gấp 3 lần so với nhu cầu nhưng giá phân bón trong nước vẫn tăng trung bình 50% - 73%.

Không mua phân bón tích trữ tạo thời cơ cho việc tăng giá
Không mua phân bón tích trữ tạo thời cơ cho việc tăng giá

VOV.VN - Nông dân không nên quá lo lắng phải mua phân bón tích trữ, làm đẩy giá phân bón lên cao hơn và cần sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả hơn.

Không mua phân bón tích trữ tạo thời cơ cho việc tăng giá

Không mua phân bón tích trữ tạo thời cơ cho việc tăng giá

VOV.VN - Nông dân không nên quá lo lắng phải mua phân bón tích trữ, làm đẩy giá phân bón lên cao hơn và cần sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả hơn.