Giá dầu thế giới tăng liên tiếp

VOV.VN - Trong các phiên giao dịch gần đây, giá dầu thế giới tăng liên tiếp với kỳ vọng thành viên OPEC và các ông lớn dầu mỏ khác sẽ đóng băng sản lượng.

Các thành viên chủ chốt của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC)  sẽ họp bàn với các nước sản xuất khác tại Nga tháng này về đóng băng sản lượng, kéo giá dầu hướng tới chuỗi tăng tuần dài nhất hơn nửa năm qua.

Bộ trưởng Tài nguyên Dầu mỏ Nigeria - Emmanuel Ibe Kachikwu cho biết, giá dầu sẽ còn biến động rất lớn, khi cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 20/3 tới.

Daniel Yergin - Phó chủ tịch hãng tư vấn IHS nhận định, việc hạn chế sản xuất sẽ giúp bình ổn giá dầu trên thị trường thế giới và kéo giá đi lên trong nửa cuối năm nay.

Giá dầu thế giới vọt tăng. (Ảnh minh họa: Internet)

Dù vậy, nếu tính từ đầu năm, giá dầu vẫn giảm 6% do dư cung toàn cầu kéo dài trong bối cảnh dự trữ tại Mỹ tăng và triển vọng Iran tăng xuất khẩu sau khi thoát trừng phạt. Giữa tháng trước, Arab Saudi, Nga, Qatar và Venezuela đã đồng ý hạn chế sản lượng ở mức tháng 1, để giải quyết vấn đề dư cung.

Nhà đầu tư chưa thể lạc quan ngay, nhưng ít nhất, giá đã ngừng giảm. Các nước sẽ rất khó đạt thỏa thuận hạn chế sản xuất. Thị trường không kỳ vọng Iran sẽ làm theo. Và dự trữ lớn cũng sẽ khiến giá dầu khó tăng mạnh thực sự, Ric Spooner - trưởng bộ phận phân tích tại CMC Markets cho biết.

Giá dầu WTI hiện là 34,6 USD một thùng. Trong khi đó, dầu Brent là 37,1 USD. Giá dầu Brent đã tăng 5 phiên liên tiếp - dài nhất từ tháng 11 năm ngoái và tuần này cũng đã tăng 6,4%.

Dù Nga cho biết sẵn sàng tham gia đàm phán, thời gian và địa điểm của cuộc họp này vẫn đang được bàn thảo, theo một thông báo trên website Bộ Năng lượng Nga.

Bộ trưởng Tài nguyên Dầu mỏ Nigeria cho hay, hiện vẫn chưa biết liệu Iran có tham gia cuộc thảo luận này hay không.

Trong khi đó, sản xuất và dự trữ dầu mỏ của thế giới vẫn đang tăng. Sản lượng của OPEC là 33,06 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 2. Sản lượng của Saudi Arabia vẫn không thay đổi, trong khi Iran đang bơm thêm ra thị trường 140.000 thùng mỗi ngày.

Dự trữ dầu thô Mỹ tăng 10,4 triệu thùng tuần trước, lên 518 triệu. Đây là số liệu cao nhất từ năm 1930 - theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhu cầu dầu của Trung Quốc cao kỷ lục kích giá dầu thế giới tăng 3%
Nhu cầu dầu của Trung Quốc cao kỷ lục kích giá dầu thế giới tăng 3%

VOV.VN - Ggiá dầu thế giới đã tăng hơn 3% sau khi nhu cầu về dầu mỏ của Trung Quốc tăng cao kỷ lục trong năm 2015.

Nhu cầu dầu của Trung Quốc cao kỷ lục kích giá dầu thế giới tăng 3%

Nhu cầu dầu của Trung Quốc cao kỷ lục kích giá dầu thế giới tăng 3%

VOV.VN - Ggiá dầu thế giới đã tăng hơn 3% sau khi nhu cầu về dầu mỏ của Trung Quốc tăng cao kỷ lục trong năm 2015.

Giá dầu thế giới đi lên sau dự báo sản lượng giảm
Giá dầu thế giới đi lên sau dự báo sản lượng giảm

VOV.VN - Ngày 22/2, giá dầu thế giới đã tăng sau khi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ giảm trong năm nay và năm tới.

Giá dầu thế giới đi lên sau dự báo sản lượng giảm

Giá dầu thế giới đi lên sau dự báo sản lượng giảm

VOV.VN - Ngày 22/2, giá dầu thế giới đã tăng sau khi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ giảm trong năm nay và năm tới.

Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

VOV.VN - Giá dầu trên sàn giao dịch Yew York tăng 2,66 đô la Mỹ/một thùng, giao dịch ở mức 32,19 đô la Mỹ/thùng

Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

VOV.VN - Giá dầu trên sàn giao dịch Yew York tăng 2,66 đô la Mỹ/một thùng, giao dịch ở mức 32,19 đô la Mỹ/thùng

Giá dầu thế giới tăng vọt do nguồn cung suy giảm
Giá dầu thế giới tăng vọt do nguồn cung suy giảm

VOV.VN - Giá dầu thế giới tăng vọt, chạm mức cao nhất kể từ cuối tháng 8 trong bối cảnh thị trường kỳ vọng nguồn cung dầu suy giảm.

Giá dầu thế giới tăng vọt do nguồn cung suy giảm

Giá dầu thế giới tăng vọt do nguồn cung suy giảm

VOV.VN - Giá dầu thế giới tăng vọt, chạm mức cao nhất kể từ cuối tháng 8 trong bối cảnh thị trường kỳ vọng nguồn cung dầu suy giảm.