Giá xăng dầu trong nước có thể tăng từ đầu tháng 2

VOV.VN - Mặt hàng xăng có thể được điều chỉnh tăng từ 1.500 – 1.800 đồng/lít tùy loại; giá các mặt hàng dầu cũng được dự báo tăng từ 500 – 800 đồng/lít/kg nếu không có can thiệp sâu từ Quỹ bình ổn giá.

Theo lịch của cơ quan điều hành, ngày 1/2 tới đây, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng, dầu trong nước. Dữ liệu từ Bộ Công Thương cập nhật giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường Singapore tính đến 16/1 cho thấy, giá xăng A92 là 97,3 USD/thùng, xăng A95 là 100,2 USD/thùng, dầu diesel 116,3 USD/thùng, cao hơn so với bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá gần nhất (xăng RON92 là 88,620 USD/thùng, xăng RON95 là 92,022 USD/thùng và 108,580 USD/thùng dầu diesel). 

Đáng chú ý trên thị trường thế giới, sau khi giảm vào tuần trước, đầu tuần này giá dầu Brent tăng 0,72 USD/thùng, tương ứng 0,90% lên mức 80,40 USD/thùng; dầu WTI tăng 0,79 USD/thùng, tương ứng 0,91% lên mức 87,45 USD/thùng. Thị trường cũng đang theo dõi thêm thông tin về bức tranh tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc.

Với diễn biến tăng giá xăng dầu thế giới cũng như tại thị trường nhập khẩu, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối nhận định, nhiều khả năng giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh tăng trong kì điều hành ngày 1/2. Mức tăng sẽ phụ thuộc vào mức trích lập và chi Quỹ bình ổn giá (BOG), nhưng dự báo giá xăng có thể tăng từ 1.500 – 1.800 đồng/lít; giá các loại dầu cũng tăng ít hơn từ 500 - 800 đồng/lít. Nếu nhận định trên chính xác, giá xăng dầu trong nước sẽ có kỳ tăng thứ hai trong năm 2023.

Trước đó, tại kỳ điều hành gần nhất (ngày 11/1), liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giữ nguyên giá xăng E5RON 92 và RON95 vẫn giữ nguyên giá so với kỳ trước, tương ứng với mức giá bán 21.350 đồng/lít và 22.150 đồng/lít. Giá dầu diezel được điều chỉnh giảm 520 đồng/lít, chỉ còn 21.620 đồng/lít. Dầu hỏa giảm 960 đồng/lít và giá bán mới là 21.800 đồng/lít. Dầu Mazut giảm 380 đồng/kg đưa giá mới là 13.740 đồng/kg.

Cũng tại kỳ điều hành ngày 11/1, liên Bộ không trích lập Quỹ bình ổn giá với xăng E5RON92 và RON95; trích lập Quỹ với dầu diezel là 605 đồng/lít, dầu hỏa 650 đồng/lít, dầu mazut 300 đồng/kg./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

8 cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM tạm ngưng hoạt động do hết hàng và nghỉ Tết
8 cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM tạm ngưng hoạt động do hết hàng và nghỉ Tết

VOV.VN - Theo Cục Quản lý thị trường TP.HCM, hôm nay (26/1), các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Thành phố hoạt động bình thường. Có 4 cửa hàng xăng dầu đang ngưng hoạt động để thực hiện thủ tục giải thể và 8 cửa hàng tạm ngưng hoạt động do hết hàng và nghỉ Tết.

8 cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM tạm ngưng hoạt động do hết hàng và nghỉ Tết

8 cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM tạm ngưng hoạt động do hết hàng và nghỉ Tết

VOV.VN - Theo Cục Quản lý thị trường TP.HCM, hôm nay (26/1), các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Thành phố hoạt động bình thường. Có 4 cửa hàng xăng dầu đang ngưng hoạt động để thực hiện thủ tục giải thể và 8 cửa hàng tạm ngưng hoạt động do hết hàng và nghỉ Tết.

Bộ Công Thương: Không để đứt gẫy, thiếu hụt xăng dầu dịp Tết nguyên đán 2023
Bộ Công Thương: Không để đứt gẫy, thiếu hụt xăng dầu dịp Tết nguyên đán 2023

VOV.VN - Chiều 20/1 (29 Tết), trong quá trình kiểm tra công tác bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu, hàng hoá thiết yếu phục vụ nhân dân đón Tết tại một số địa phương, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có công điện khẩn chỉ đạo không để đứt gẫy, thiếu hụt cục bộ xăng dầu.

Bộ Công Thương: Không để đứt gẫy, thiếu hụt xăng dầu dịp Tết nguyên đán 2023

Bộ Công Thương: Không để đứt gẫy, thiếu hụt xăng dầu dịp Tết nguyên đán 2023

VOV.VN - Chiều 20/1 (29 Tết), trong quá trình kiểm tra công tác bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu, hàng hoá thiết yếu phục vụ nhân dân đón Tết tại một số địa phương, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có công điện khẩn chỉ đạo không để đứt gẫy, thiếu hụt cục bộ xăng dầu.

Quản lý xăng dầu: “Việc đá qua đá lại giữa 2 bộ là không đáng có”
Quản lý xăng dầu: “Việc đá qua đá lại giữa 2 bộ là không đáng có”

VOV.VN - Không lâu sau đề xuất của Bộ Tài chính để Bộ Công Thương quản lý toàn diện thị trường xăng dầu và Chính phủ có ý kiến giao một Bộ quản lý thị trường này, Bộ Công Thương lại đề xuất giao Bộ Tài chính quản lý thị trường này thay mình.

Quản lý xăng dầu: “Việc đá qua đá lại giữa 2 bộ là không đáng có”

Quản lý xăng dầu: “Việc đá qua đá lại giữa 2 bộ là không đáng có”

VOV.VN - Không lâu sau đề xuất của Bộ Tài chính để Bộ Công Thương quản lý toàn diện thị trường xăng dầu và Chính phủ có ý kiến giao một Bộ quản lý thị trường này, Bộ Công Thương lại đề xuất giao Bộ Tài chính quản lý thị trường này thay mình.