Khẳng định hiệu quả từ chương trình bình ổn thị trường

(VOV) - Tăng sức mua hàng hóa đã tạo chuyển biến tích cực trong giải phóng hàng tồn kho, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Bình ổn thị trường tăng kiềm chế lạm phát

Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong nhiều năm qua, đặc biệt là năm 2012, chương trình bình ổn thị trường đã góp phần đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Bên cạnh đó, bình ổn thị trường còn là một trong những công cụ để các địa phương chủ động trong điều tiết cung cầu, góp phần giảm áp lực tăng giá trong các dịp cao điểm, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh, phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa, đặc biệt là mạng lưới bán hàng bình ổn tại các khu vực tập trung người lao động.

Chương trình bình ổn thị trường tập trung cung cấp hàng hóa thiết yếu của người dân. (Ảnh: cpv.org.vn)

Khẳng định tính tích cực, hiệu quả của chương trình bình ổn thị trường trong năm 2012, theo đánh giá của ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), với sự tham gia của 45/63 địa phương cùng sự đồng hành của trên 300 doanh nghiệp, chương trình đã tập trung cung cấp những hàng hóa thiết yếu của người dân như lương thực, đường, dầu ăn, thực phẩm tươi sống, trừng gia cầm, sách giáo khoa và dụng cụ học tập, thuốc chữa bệnh và một số hàng hóa tư liệu sản xuất như phân bón, giống cây trồng…

“Trên thực tế, các doanh nghiệp đã đăng ký giá và cam kết bán hàng bình ổn giá với giá thấp hơn giá thị trường từ 5 – 10% góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát. Năm 2012, CPI của TP HCM là 4,07%, CPI của Hà Nội là 6,29% thấp hơn khá nhiều mức tăng CPI 6,81% của cả nước”, ông Quyền cho biết.

Điểm nổi bật trong sự thành công của chương trình bình ổn thị trường là ở chỗ, các doanh nghiệp từ việc tổ chức bán hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại nay đã thực hiện ngày càng nhiều chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng về nông thôn, các huyện ngoại thành, miền núi, vùng xâu vùng xa, đồng thời thiết lập nhiều điểm bán hàng cố định tại các khu công nghiệp, các chợ truyền thống khu vực nông thôn.

Theo bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), từ chỗ 100% doanh nghiệp nhận vốn vay hỗ trợ trong những năm đầu triển khai chương trình, đến năm 2012, trong tổng số hơn 300 doanh nghiệp tham gia chương trình nhưng đã có khoảng 60 doanh nghiệp chủ động nguồn vốn và nguồn lực, không nhận hỗ trợ về vốn của nhà nước.

“Chương trình bình ổn thị trường đã từng bước tạo được chuỗi liên kết sản xuất và phân phối với người tiêu dùng, tạo được liên kết giữa các doanh nghiệp trong chương trình với nhau, giữa các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh lân cận. Có nhiều địa phương đã và đang xây dựng, triển khai mô hình liên kết tiêu thụ nông sản giữa các địa phương”, bà Nga nhận xét.

Chưa chủ động trong liên kết doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội, mặc dù việc triển khai đồng bộ các chương trình nhằm bình ổn giá thị trường đã phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số những khó khăn chưa thể giải quyết.

“Nhiều điểm bán hàng bình ổn giá phân bố không đồng đều, còn tập trung nhiều ở các trung tâm thương mại, siêu thị, trong khi tại các địa bàn vùng nông thôn, khu vực ngoại thành, các khu công nghiệp… hệ thống bán hàng bình ổn giá còn phân bố tương đối mỏng”, ông Đồng nói.

Ngoài ra, theo ông Đồng, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, một số doanh nghiệp chưa nghiêm chỉnh thực hiện quy định về giá bán đối với nhóm hàng bình ổn giá, còn có trường hợp bán cáo hơn so với giá bán được thẩm định.

Đồng tình với quan điểm của Sở Công Thương TP Hà Nội, bà Lê Ngọc Đào - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM chia sẻ, mạng lưới bán hàng bình ổn đã phát triển nhanh rộng khắp địa bàn thành phố. Tuy nhiên, khi vào các chợ truyền thống vẫn còn gặp khó khăn do tâm lý của một số tiểu thương ngại bán hàng bình ổn thị trường vì lợi nhuận và chiết khấu thấp.

“Các doanh nghiệp tham gia chương trình chưa có sự liên kết chặt chẽ để phát hu, khai thác thế mạnh và tiềm năng của từng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ nhau trong đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm cũng như lưu thông phân phối theo chuỗi giá trị”, bà Đào cho hay.

Xã hội hóa chương trình tạo tính lan tỏa

Để phát huy những thành công đồng thời tăng cường tính hiệu quả của chương trình bình ổn trong năm 2013 và những năm tiếp theo, đại diện Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cùng Sở Công Thương các tỉnh thành, các công ty đều bày tỏ quan điểm thống nhất trong việc xã hội hóa chương trình này, tạo được sự đồng thuận và nhất trí cao giữa các doanh nghiệp, các địa phương với mục tiêu cao cả là vì quyền lợi người tiêu dùng, tạo sự lan tỏa, góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Đại diện Sở Công Thương TP Hà Nội cho biết, trong năm 2013, thành phố sẽ hướng chương trình vào 4 mũi nhọn. Trong đó thiết thực là mở rộng việc đưa hàng về khu công nghiệp, khu chế xuất, các bếp ăn tập thể dành cho công nhân, bếp ăn trường học dành cho học sinh, sinh viên, các cháu mầm non, đối tượng có thu nhập thấp…bằng việc đẩy mạnh khai thác, thu mua hàng hóa trong và ngoài thành phố, liên kết với các tỉnh bạn trong việc khai thác hàng hóa.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM thì cho rằng, năm 2013, thành phố tiếp tục triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dụng cụ học tập phục vụ mùa khai trường, chương trình sữa và dược phẩm thiết yếu… Qua đó, thành phố sẽ chủ động thực hiện việc kết nối giữa doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp.

“Các doanh nghiệp còn được hỗ trợ tham gia chương trình kích cầu đầu tư mở rộng chuồng trại, chăn nuôi, đầu tư con giống, đối mới công nghệ… Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường sẽ được hỗ trợ quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng, được hỗ trợ kết nói đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối”, bà Đào cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội đưa hàng bình ổn giá đến người thu nhập thấp
Hà Nội đưa hàng bình ổn giá đến người thu nhập thấp

(VOV) - Năm nay, Hà Nội sử dụng 376 tỷ đồng vốn ngân sách thực hiện chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu.

Hà Nội đưa hàng bình ổn giá đến người thu nhập thấp

Hà Nội đưa hàng bình ổn giá đến người thu nhập thấp

(VOV) - Năm nay, Hà Nội sử dụng 376 tỷ đồng vốn ngân sách thực hiện chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu.

Cần thành lập quỹ bình ổn giá cho mặt hàng thiết yếu
Cần thành lập quỹ bình ổn giá cho mặt hàng thiết yếu

Quỹ bình ổn này sẽ góp phần kiểm soát giá cả của nhiều loại hàng hóa ở các địa phương, tránh hiện tượng đầu cơ, găm hàng đợi giá lên cao.

Cần thành lập quỹ bình ổn giá cho mặt hàng thiết yếu

Cần thành lập quỹ bình ổn giá cho mặt hàng thiết yếu

Quỹ bình ổn này sẽ góp phần kiểm soát giá cả của nhiều loại hàng hóa ở các địa phương, tránh hiện tượng đầu cơ, găm hàng đợi giá lên cao.

TPHCM mở thêm nhiều điểm bình ổn giá mới
TPHCM mở thêm nhiều điểm bình ổn giá mới

Chương trình bình ổn cũng được thành phố mở rộng gồm các mặt hàng lương thực thiết yếu, dụng cụ học tập, sữa và dược phẩm thiết yếu

TPHCM mở thêm nhiều điểm bình ổn giá mới

TPHCM mở thêm nhiều điểm bình ổn giá mới

Chương trình bình ổn cũng được thành phố mở rộng gồm các mặt hàng lương thực thiết yếu, dụng cụ học tập, sữa và dược phẩm thiết yếu

Không để hàng bình ổn giá cao hơn thị trường
Không để hàng bình ổn giá cao hơn thị trường

(VOV) - Bộ Tài chính chỉ đạo xử phạt nghiêm và công bố công khai các hành vi vi phạm qui định của chương trình bình ổn giá.

Không để hàng bình ổn giá cao hơn thị trường

Không để hàng bình ổn giá cao hơn thị trường

(VOV) - Bộ Tài chính chỉ đạo xử phạt nghiêm và công bố công khai các hành vi vi phạm qui định của chương trình bình ổn giá.