Ngư dân Bình Định được mùa cá ngừ sọc dưa

VOV.VN - Hiện nay cá ngừ sọc dưa xuất hiện nhiều hơn những tháng trước nên ngư dân trúng đậm, mỗi tàu đánh bắt được từ 20 - 30 tấn.

Những ngày này, nhiều tàu cá của các địa phương ở tỉnh Bình Định cập cảng Quy Nhơn để tiêu thụ hải sản. Bà con phấn khởi vì chuyến biển này được mùa cá ngừ sọc dưa. Số lượng tàu vào bán cá tương đối nhiều nên cảng cá Quy Nhơn áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp về phòng chống dịch Covid-19.

Trung bình mỗi ngày có hàng chục tàu cá ra vào cảng Quy Nhơn để bán cá. Ngư dân vui mừng vì được mùa cá ngừ sọc dưa. Theo các ngư dân, hiện nay cá ngừ sọc dưa xuất hiện nhiều hơn những tháng trước nên ngư dân trúng đậm.

Ông Huỳnh Chánh Thi, chủ tàu cá BĐ 96851 ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết, mỗi tàu đánh bắt trung bình khoảng 20 tấn cá ngừ sọc dưa, có tàu đánh bắt được 30 tấn. “Sản lượng cá rất đạt, nhất là vùng biển Trường Sa từ đảo Sinh Tồn trở xuống. Đang đúng mùa nên trọng lượng cá rất đều. Anh em ra khơi vẫn nhắc nhở nhau đảm bảo vấn đề phòng chống dịch Covid-19, giữ cho tàu và giữ cho cộng đồng”, ông Thi chia sẻ.

Chỉ trong vài ngày, hàng trăm tàu cá cập cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để tiêu thụ hải sản, chủ yếu là cá ngừ sọc dưa. Hiện nay, cá ngừ sọc dưa được thương lái mua với giá tại cảng là 18.000 đồng/kg. Nhẩm tính, mỗi tàu cá sau khi trừ đi các chi phí, thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng cho 1 chuyến biển.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hoa, chủ nậu mua cá ở thành phố Quy Nhơn cho biết, lâu lắm rồi mới thấy bà con ngư dân vui đến thế. Cá do ngư dân đánh bắt về vẫn còn tươi nguyên, chất lượng rất tốt đảm bảo chất lượng. Giá bán cá vẫn giữ được ổn định dù việc tiêu thụ còn đang khó khăn do dịch.

Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Tỉnh Bình Định đã ghi nhận một số trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là người buôn bán cá ở chợ Hải Cảng. Ban Quản lý cảng cá Quy Nhơn phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh, chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm soát tàu cá trước khi tàu vào cảng, kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Trước khi vào cảng cá, chủ tàu cá phải gọi điện đăng ký cập cảng với Ban Quản lý cảng trước 1 giờ đồng hồ.

Ông Đào Xuân Thiện, Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đề nghị các chủ tàu cá thực hiện nghiêm các quy định trong công tác phòng chống dịch Covid-19. “Theo quy trình, tàu trước khi vào cảng được test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại chốt kiểm soát biên phòng Mũi Tấn. Sau khi an toàn về mặt y tế sẽ cập cảng và chỉ được đưa hàng hóa xuống bán, thủy thủ thuyền viên phải ở trên tàu. Tàu sau khi chuyển hết hàng phải rời khỏi cầu cảng để đảm bảo về mặt y tế”, ông Thiện cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngư dân Quảng Trị trúng đậm mùa cá cơm
Ngư dân Quảng Trị trúng đậm mùa cá cơm

VOV.VN - Những ngày qua, ngư dân các huyện Triệu Phong, Gio Linh, tỉnh Quảng Trị tỉnh Quảng Trị trúng đậm cá cơm cùng một số loại hải sản khác khi khai thác ở vùng biển gần bờ.

Ngư dân Quảng Trị trúng đậm mùa cá cơm

Ngư dân Quảng Trị trúng đậm mùa cá cơm

VOV.VN - Những ngày qua, ngư dân các huyện Triệu Phong, Gio Linh, tỉnh Quảng Trị tỉnh Quảng Trị trúng đậm cá cơm cùng một số loại hải sản khác khi khai thác ở vùng biển gần bờ.

Ngư dân Nam Trung bộ đánh bắt xuyên Tết được mùa cá
Ngư dân Nam Trung bộ đánh bắt xuyên Tết được mùa cá

VOV.VN - Đầu năm nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân tăng cao nên hầu hết cá được thương lái mua ngay để bán ra chợ.

Ngư dân Nam Trung bộ đánh bắt xuyên Tết được mùa cá

Ngư dân Nam Trung bộ đánh bắt xuyên Tết được mùa cá

VOV.VN - Đầu năm nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân tăng cao nên hầu hết cá được thương lái mua ngay để bán ra chợ.

Ngư dân miền Trung được mùa cá thu
Ngư dân miền Trung được mùa cá thu

VOV.VN - Sau những ngày tranh thủ vươn khơi bám biển, ngư dân tại các tỉnh miền Trung trở về đều phấn khởi vì đánh bắt sản lượng cao.

Ngư dân miền Trung được mùa cá thu

Ngư dân miền Trung được mùa cá thu

VOV.VN - Sau những ngày tranh thủ vươn khơi bám biển, ngư dân tại các tỉnh miền Trung trở về đều phấn khởi vì đánh bắt sản lượng cao.