Nuôi gà đồi Yên Thế, nhiều hộ nông dân "đổi đời"

VOV.VN - Với lợi thế tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế vườn đồi, trong những năm qua, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng gắn với phát triển chăn nuôi “gà đồi Yến Thế” theo tiêu chuẩn OCOP.

Duy trì giá trị thương hiệu gà đồi Yên Thế

Yên Thế là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, diện tích tự nhiên hơn 30.600ha, chủ yếu là đồi núi và đất bán sơn địa. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp đa dạng với kinh tế vườn đồi, vườn rừng gắn với phát triển chăn nuôi.

Trong chăn nuôi, huyện Yên Thế đã xác định chăn nuôi gà đồi là vật nuôi chủ lực và phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa có chất lượng và quy mô lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đặc biệt trong những năm qua, huyện Yên Thế đã phát triển mô hình chăn nuôi gà đồi theo hướng tập trung, từ đó có nhiều hộ gia đình đã “đổi đời” từ chăn nuôi gà.

Năm 2011, sản phẩm gà đồi Yên Thế đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận "Gà đồi Yên Thế".

Để tiếp tục phát triển bền vững thương hiệu "Gà đồi Yên Thế", huyện Yên Thế đã ban hành nhiều chương trình, đề án cụ thể nhằm đưa con gà đồi đi tới nhiều thị trường, như: Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà đồi Yên Thế theo hướng VietGAP, giai đoạn 2013 – 2015; đề án phát triển chăn nuôi gà đồi hàng hóa bền vững huyện Yên Thế, giai đoạn 2016 – 2020.

Bà Hoàng Thị Hà ở thôn Yên Thế, xã Tam Điệp (Yên Thế, Bắc Giang) cho biết, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gà đồi theo hướng sinh học, sử dụng máng ăn, uống tự động theo mô hình khép kín với 8.000 con gà đồi trên diện tích 1ha, mỗi vụ cho thu nhập gia đình giao động từ 10-100 triệu đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến thị trường thức ăn chăn nuôi giá súc, theo đó, thời điểm trước tế đến hiện tại giá cám đã chênh lệch lên đến 20.000 đồng/bao.

"Đặc biệt thị trường tiêu thụ thì “ảm đạm” hơn so những năm về trước khi chưa có dịch, đến thời điểm gà chuẩn bị xuất chuồng nhưng thương lái đến mua chỉ với số lượng “nhỏ giọt” không đáng kể, khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn do phải mua thêm thức ăn chăn nuôi để duy trì đàn gà từ được “lãi” thành “lỗ” nhiều gia đình đã phải bỏ nghề chăn nuôi gà để đi làm ở các công ty, xí nghiệp với mong muốn có cuộc sống ổn định hơn” - bà Hà nói.

Hướng đi nào để tiếp tục phát triển?                               

Chị Đinh Thị Hải Linh, nhân viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp xanh Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) cho biết, quy mô tổng đàn gà của huyện Yên Thế được duy trì ổn định từ 3,8-4,2 triệu con/năm. Nhiều trang tại, gia trại có quy mô lớn tập trung tại các xã như: Đồng Tâm, Đồng Kỹ, Canh Nậu, Tiến Thắng, Tam Hiệp, Tam Tiến…

“Để phát triển mở rộng mô hình sản phẩm gà đồi Yến Thế thì HTX đã nghĩ ra nhiều ý tượng hay táo bạo, làm ra những sản phẩm chuyên sâu về giò, chả, xúc xích…được làm từ gà để đáp ứng nhu cầu ngày cao của người dân. Đồng thời tạo công ăn việc làm, đầu ra sản phẩm cho bà con chăm nuôi ổn định về giá cả theo hằng năm đã được ký kết với HTX, nhằm nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm “gà đôi Yên Thế” đối với thị trường trong và ngoài nước” - chị Linh thông tin.

Ông Giáp Quý Cường – Giám đốc HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế cho biết, với mục tiêu đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tới tay người tiêu dùng, HTX Nông nghiệp đã đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản phẩm “gà đồi Yên Thế” theo chuỗi mô hình phong phú và đa dạng.

“Với các sản phẩm gà đồi của thành viên và các hộ chăn nuôi có liên kết với HTX được chăn nuôi theo quy trình kỹ thuật khép kín của HTX. Có sổ sách theo dõi, quản lý, đảm bảo thời gian nuôi cũng như thời gian cách lý các loại thuốc kháng sinh trước khi được xuất bán ra thị trường. Ngoài ra, các thành viên HTX cũng thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật do HTX và cơ quan chức năng tổ chức” - ông Cường nói.

Cũng theo ông Cường, hiện HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế đã có 2 sản phẩm: Giò gà và thịt gà đóng túi hút chân không được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Để cung ứng ra chuỗi cửa hàng, siêu thị thuận lợi, tiện ích…nhằm tạo hướng đi mới cho sản phẩm “gà đồi Yên Thế”. Đặc biệt năm 2021 lợi nhuận của HTX đã đạt 4 tỷ đồng/năm.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Nguyễn Văn Đông – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) cho biết, gà đồi Yên Thế là một sản phẩm chủ lực của huyện. Trong những năm qua để phát triển sản phẩm chủ lực này thì huyện đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ cấu lại giống làm sao cho phù họp với điều kiện, khí hậu thổ nhưỡng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn thị trường cung ứng.

Đồng thời tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng và thông qua cái sự chuyển đổi, nhằm giúp cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, cho người dân trên địa bàn huyện.

"Trong năm 2021 vừa qua chi phí thức ăn vật tư đầu vào có nhiều biến động, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi có tăng, giảm...gây tác động rất lớn đến người chăn nuôi gà. Tuy nhiên, để khắc phục ảnh hưởng của việc tăng giá thức ăn cũng như mặt đầu vào thì UBND huyện đã chỉ đạo cơ cấu tổng đàn hợp lý theo từng theo địa vụ mùa của năm.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khuyến khích bà con sử dụng các thức ăn có sẵn tại địa phương như ngô, đậu đỗ trọn làm thức ăn chăn nuôi nhằm mục tiêu giảm chi phí sản xuất, giá thành đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng tốt nhất" - ông Nguyễn Văn Đông cho biết.

Hiện, trên địa bàn huyện Yên Thế vẫn còn tình trạng một số người dân chăn nuôi gà theo hình thức cá thể, nhỏ lẻ mang tính vụ mùa thiếu quy hoạch. Huyện đã định hướng chỉ đạo rà soát những hộ nuôi gà đôi trong thời gian tới phấn đầu đến hết năm 2022 là vùng sản xuất gà đồi Yên Thế an toàn dịch bệnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cây gạo song sinh cổ thụ "độc nhất vô nhị" hút khách check-in ở Bắc Giang
Cây gạo song sinh cổ thụ "độc nhất vô nhị" hút khách check-in ở Bắc Giang

VOV.VN - Những ngày này, cây gạo song sinh ở thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn (Yên Dũng, Bắc Giang) lại nở hoa đỏ rực cả một góc trời giữa đồng quê xanh mượt tạo khung cảnh đẹp như tranh, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, chụp hình.

Cây gạo song sinh cổ thụ "độc nhất vô nhị" hút khách check-in ở Bắc Giang

Cây gạo song sinh cổ thụ "độc nhất vô nhị" hút khách check-in ở Bắc Giang

VOV.VN - Những ngày này, cây gạo song sinh ở thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn (Yên Dũng, Bắc Giang) lại nở hoa đỏ rực cả một góc trời giữa đồng quê xanh mượt tạo khung cảnh đẹp như tranh, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, chụp hình.

Phát triển du lịch cộng đồng, đánh thức một tiềm năng chưa được khai thác ở Bắc Giang
Phát triển du lịch cộng đồng, đánh thức một tiềm năng chưa được khai thác ở Bắc Giang

VOV.VN - UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2022-2030 nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng các du lịch mũi nhọn và bền vững làm tiền đề, thúc đẩy các loại hình du lịch mới, phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên sẵn có.

Phát triển du lịch cộng đồng, đánh thức một tiềm năng chưa được khai thác ở Bắc Giang

Phát triển du lịch cộng đồng, đánh thức một tiềm năng chưa được khai thác ở Bắc Giang

VOV.VN - UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2022-2030 nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng các du lịch mũi nhọn và bền vững làm tiền đề, thúc đẩy các loại hình du lịch mới, phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên sẵn có.

Cam mẫu mã “độc-lạ” hứa hẹn một tết bội thu cho người Bắc Giang
Cam mẫu mã “độc-lạ” hứa hẹn một tết bội thu cho người Bắc Giang

VOV.VN - Vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19, thời điểm này, người trồng cam ở Bắc Giang đang hối hả thu hoạch vườn cam để cung ứng ra thị trường Tết Nhâm Dần 2022, với mẫu mã đa dạng, đẹp mắt... ước tính mỗi vụ thu về hàng tỷ đồng cho mỗi gia đình.

Cam mẫu mã “độc-lạ” hứa hẹn một tết bội thu cho người Bắc Giang

Cam mẫu mã “độc-lạ” hứa hẹn một tết bội thu cho người Bắc Giang

VOV.VN - Vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19, thời điểm này, người trồng cam ở Bắc Giang đang hối hả thu hoạch vườn cam để cung ứng ra thị trường Tết Nhâm Dần 2022, với mẫu mã đa dạng, đẹp mắt... ước tính mỗi vụ thu về hàng tỷ đồng cho mỗi gia đình.

Được mùa được giá, người trồng cam ở Bắc Giang dự kiến thu tiền tỷ
Được mùa được giá, người trồng cam ở Bắc Giang dự kiến thu tiền tỷ

VOV.VN - Vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19, thời điểm này, người trồng cam ở Bắc Giang đang hối hả thu hoạch vườn cam để cung ứng ra thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, với mẫu mã đa dạng, đẹp mắt...ước tính mỗi vụ thu về hàng tỷ đồng cho mỗi gia đình.

Được mùa được giá, người trồng cam ở Bắc Giang dự kiến thu tiền tỷ

Được mùa được giá, người trồng cam ở Bắc Giang dự kiến thu tiền tỷ

VOV.VN - Vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19, thời điểm này, người trồng cam ở Bắc Giang đang hối hả thu hoạch vườn cam để cung ứng ra thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, với mẫu mã đa dạng, đẹp mắt...ước tính mỗi vụ thu về hàng tỷ đồng cho mỗi gia đình.

Nông dân Cà Mau làm giàu nhờ giỏi trồng cây đặc sản kết hợp nuôi cá
Nông dân Cà Mau làm giàu nhờ giỏi trồng cây đặc sản kết hợp nuôi cá

VOV.VN - Tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, mô hình trồng bồn bồn đang phát triển mạnh. Anh Trần Văn Lạc là một trong những người dân địa phương thực hiện rất thành công mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân địa phương.

Nông dân Cà Mau làm giàu nhờ giỏi trồng cây đặc sản kết hợp nuôi cá

Nông dân Cà Mau làm giàu nhờ giỏi trồng cây đặc sản kết hợp nuôi cá

VOV.VN - Tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, mô hình trồng bồn bồn đang phát triển mạnh. Anh Trần Văn Lạc là một trong những người dân địa phương thực hiện rất thành công mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân địa phương.