OPEC+ bế tắc khiến "vàng đen" tăng giá, nguy cơ tái diễn cuộc chiến giá dầu

VOV.VN - Kịch bản nào dù xảy ra, cũng được dự báo sẽ gây tác động không nhỏ tới thị trường dầu mỏ toàn cầu và các nỗ lực phục hồi kinh tế hậu đại dịch.

Bầu không khí căng thẳng bao trùm thị trường dầu mỏ toàn cầu, khi những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất tới nay vẫn không thể thống nhất được vấn đề hạn ngạch. Những nước này thậm chí còn thất bại trong việc lên kế hoạch cuộc gặp tiếp theo sau cuộc họp mà giới chuyên gia đánh giá là “thảm họa”  hồi đầu tháng.

Giá dầu sẽ tăng do thiếu nguồn cung, giảm đột ngột nếu các nước thành viên quyết định “mạnh ai nấy làm”, hay một cuộc chiến giá dầu như năm 2020 sẽ tái diễn? Kịch bản nào dù xảy ra, cũng được dự báo sẽ gây tác động không nhỏ tới thị trường dầu mỏ toàn cầu và các nỗ lực phục hồi kinh tế hậu đại dịch.

“Đóng cửa 1 giếng khoan vốn đã là một việc không dễ dàng, nhưng mở lại còn phức tạp hơn”, điều này dường như đúng với cuộc khủng hoảng mà Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác, còn gọi là OPEC+ đang phải đối mặt. Bất đồng về kế hoạch khôi phục nguồn cung dầu thời hậu Covid-19, cùng với nhu cầu ngày càng tăng từ các nền kinh tế đang phục hồi đang tạo ra thách thức đối với sự ổn định của giá dầu.

Giá “vàng đen” liên tục tăng cao những ngày vừa qua và đã lên mức cao nhất trong 3 năm (79 USD/thùng). Sự thiếu đồng thuận giữa “những ông Vua dầu mỏ” đã thổi bùng những đồn đoán, trong đó có cả khả năng giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng - cao nhất kể từ năm 2014, là nguy cơ một cuộc chiến giá dầu như từng xảy ra năm 2020 giữa Nga và Saudi Arabia. Một số nhà phân tích thậm chí còn đề cập nguy cơ đổ vỡ của liên minh dầu mỏ này, khi các nước quyết định “mạnh ai nấy làm”.

Chuyên gia về năng lượng toàn cầu Ellen Wald nhận định, giá dầu tăng đột biến gần đây chắc chắn là một phản ứng hoặc câu trả lời cho việc OPEC+ không đạt được thỏa thuận tăng sản lượng cho tháng 8. Thị trường hoàn toàn mong đợi một mức tăng nào đó, ít nhất là trong khoảng 400.000 thùng/ngày. Và thực tế là OPEC đã không đạt được và điều này, nên chắc chắn đang gây ra nhiều biến động trên thị trường, khiến vàng đen tăng giá.”

Tuy nhiên, theo Giám đốc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp Francis Perrins, việc giá dầu tăng trong những ngày gần đây vẫn nằm trong dự báo. Bởi việc không có thỏa thuận cũng đồng nghĩa với việc các thành viên OPEC + sẽ tiếp tục bơm dầu ở mức hiện tại.

Trong khi các nhà sản xuất khác, bao gồm các công ty dầu đá phiến của Mỹ cũng không thể lấp đầy thâm hụt trong thời gian tới, khiến giá cả tiếp tục thắt chặt. Hơn nữa, những đồng minh chiến lược, UAE và Saudi Arabia sẽ không để khủng hoảng đi quá xa. Bởi nếu giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng, các nước sản xuất sẽ khó có thể bắt kịp được với nhu cầu tăng cao.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Bin Salman nhấn mạnh: “Tốt hơn hết là tìm cách cân bằng lợi ích của các nước sản xuất và tiêu dùng và vì sự ổn định của thị trường nói chung, đặc biệt khi nguồn cung dự kiến ​​sẽ thiếu hụt do lượng dự trữ giảm. Những nỗ lực lớn đã được thực hiện trong 14 tháng qua, đã mang lại kết quả tuyệt vời và sẽ thật tiếc nếu không duy trì những thành tựu đó”.

Nguyên nhân của những căng thẳng hiện nay trong nội bộ OPEC+, mà chủ yếu giữa Saudi Arabia và UAE, bắt nguồn từ kế hoạch khôi phục nguồn cung dầu thời hậu Covid-19 do Saudi Arabia. Với trữ lượng dầu lớn thứ sáu thế giới, UAE cho rằng, các khoản đầu tư gần đây của mình vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ, đã không được hiển thị trong các đề xuất tăng sản lượng của OPEC + và đây là một điều không công bằng.

Dẫu vậy, quan điểm chung của các nhà phân tích là các nước nước thành viên dường như sẽ cố gắng không để giá dầu tăng quá 80 USD/thùng. Bởi dầu trên 80 USD sẽ làm chậm tăng trưởng nhu cầu và làm tổn thương các nền kinh tế đang phục hồi do lạm phát. Đây là điều mà không bên nào mong muốn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

FAO: Giá lương thực thế giới giảm lần đầu tiên trong năm nay
FAO: Giá lương thực thế giới giảm lần đầu tiên trong năm nay

VOV.VN - Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc hôm nay 8/7 cho biết, giá lương thực thế giới giảm trong tháng 6, lần đầu tiên trong 12 tháng qua, do giá dầu thực vật, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa giảm. Điều này có thể giảm nhẹ gánh nặng cho người tiêu dùng và giảm bớt áp lực lạm phát.

FAO: Giá lương thực thế giới giảm lần đầu tiên trong năm nay

FAO: Giá lương thực thế giới giảm lần đầu tiên trong năm nay

VOV.VN - Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc hôm nay 8/7 cho biết, giá lương thực thế giới giảm trong tháng 6, lần đầu tiên trong 12 tháng qua, do giá dầu thực vật, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa giảm. Điều này có thể giảm nhẹ gánh nặng cho người tiêu dùng và giảm bớt áp lực lạm phát.

Giá xăng dầu tăng khiến doanh nghiệp và nền kinh tế thêm lao đao
Giá xăng dầu tăng khiến doanh nghiệp và nền kinh tế thêm lao đao

VOV.VN - Biến động tăng của giá xăng dầu thời gian qua đã tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng cũng như các yếu tố kinh tế - xã hội khác.

Giá xăng dầu tăng khiến doanh nghiệp và nền kinh tế thêm lao đao

Giá xăng dầu tăng khiến doanh nghiệp và nền kinh tế thêm lao đao

VOV.VN - Biến động tăng của giá xăng dầu thời gian qua đã tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng cũng như các yếu tố kinh tế - xã hội khác.

Giá dầu tăng vọt, vượt ngưỡng 70 USD/thùng
Giá dầu tăng vọt, vượt ngưỡng 70 USD/thùng

VOV.VN - Giá dầu Brent hiện đã vượt ngưỡng 70 USD/thùng trong bối cảnh OPEC dự báo về sự eo hẹp nguồn cung dầu thô trên toàn thế giới.

Giá dầu tăng vọt, vượt ngưỡng 70 USD/thùng

Giá dầu tăng vọt, vượt ngưỡng 70 USD/thùng

VOV.VN - Giá dầu Brent hiện đã vượt ngưỡng 70 USD/thùng trong bối cảnh OPEC dự báo về sự eo hẹp nguồn cung dầu thô trên toàn thế giới.