Tránh “tắc biên” cần khẩn cấp kết nối tiêu thụ cho thanh long nghịch vụ

VOV.VN - Ngoài việc cận đối vùng sản xuất và chú trọng thị trường nội địa, cần chuyển dịch thị trường xuất khẩu bằng nhiều phương thức nhằm tháo gỡ bế tắc cho sản phẩm thanh long trong những năm tiếp theo.

Từ ngày 29/12/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long tại Việt Nam. Điều này khiến người dân, doanh nghiệp (DN) và chuỗi ngành hàng liên quan tới mặt hàng nông sản này gặp khó khăn, nhiều nhà vườn tại các vựa thanh long lớn như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang hiện rơi vào cảnh “bán không được, để không xong”.

Nhằm giải bài toán này một cách bài bản, căn cơ vấn đề sản xuất, tiêu thụ thanh long, lãnh đạo Bộ NN&PTNT chỉ đạo Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 phối hợp Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chế biến & Phát triển thị trường nông sản và các đơn vị khác trực thuộc Bộ tổ chức diễn đàn "Kết nối sản xuất và tiêu thụ thanh long". Đây là diễn đàn về thanh long quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Diễn đàn có sự tham gia của nhiều hiệp hội ngành hàng, DN sản xuất, chế biến thanh long lớn để thông suốt thông tin cung - cầu.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), trong 3 tháng đầu năm 2022, cả nước có khoảng 300.000 tấn thanh long cần tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu chính của thanh long Việt Nam là Trung Quốc (chiếm hơn 80%), Thái Lan, Indonesia. Tuy nhiên, từ ngày 29/12/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long tại Việt Nam. Điều này khiến người dân, doanh nghiệp và chuỗi ngành hàng liên quan tới mặt hàng nông sản này gặp khó khăn.

Ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết, thanh long Bình Thuận đang vào vụ thu hoạch, trong khi niên vụ vừa qua người trồng thanh long đã phải chịu chi phí rất cao vì chong điện và thời tiết không thuận lợi, nhưng đến lúc thu hoạch thanh long lại lâm vào cảnh bán không ai mua. “Trái thanh long hiện nay gặp khó khăn trong tiêu thụ và xuất khẩu, hiện nay xuất khẩu chủ yếu cho thị trường Trung Quốc nhưng khi có thông báo đóng cửa khiến sản phẩm không có đầu ra. Phía địa phương đã cam kết khi có kết nối sẽ làm mọi cách để tiêu thụ thanh long”, ông Tấn cho biết.

Việc dồn toàn bộ sản lượng thanh long vào 1 thị trường lớn đã khiến người dân, DN và chuỗi ngành hàng liên quan tới mặt hàng nông sản này gặp nhiều khó khăn khi xảy ra "tắc biên". Đáng nói là thanh long đầu năm được sản xuất nghịch vụ, bán được giá hơn nhiều so với chính vụ vào tháng 8, tháng 9 hàng năm nên hầu hết các địa phương tập trung sản xuất ở vụ này. Lượng hàng nhiều, đầu ra lớn nên khi gặp trục trặc trong khâu tiêu thụ, thiệt hại cũng gần như nhân đôi.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho biết, trong điều kiện bình thường trước đây, những loại trái cây như thanh long, mít, xoài… đều nằm trong nhóm nông sản chủ lực xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên từ đầu năm nay, Trung Quốc đã thông báo ngừng nhập khẩu quả thanh long Việt Nam đến hết ngày 26/1. Sau đó, phía Trung Quốc tiếp tục thông báo sẽ tạm dừng nhập khẩu trái cây đóng trong container lạnh trong 28 ngày (14 ngày trước Tết và 14 ngày sau Tết). Trong khi các cửa khẩu biên giới xuất khẩu sang Trung Quốc gần như không đáp ứng được, các DN, địa phương phải chủ động tăng cường kết nối để tiêu thụ các mặt hàng.

“Một trong những vấn đề quan trọng ở đây là chúng ta phải có kế hoạch, đặc biệt các địa phương, hợp tác xã, cần có những thông số chắc chắn khi rất nhiều thị trường cần chúng ta cung cấp mã số, nhất là thị trường Trung Quốc”, ông Hòa khuyến cáo.

Thời gian qua, mặc dù các DN, siêu thị, các "mạnh thường quân" triển khai lời kêu gọi của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, UBND và Sở Công Thương các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Bình Thuận, Long An... hỗ trợ tiêu thụ thanh long, nhưng sức mua vẫn chưa thực sự mạnh.

Bà Trần Kim Nga, Giám đốc đối ngoại của hệ thống MM mega Market cho biết, MM mega Market sẽ triển khai chương trình tiêu thụ thanh long cho các tỉnh miền Tây, thực hiện tại 21 trung tâm với mức giá bán không lợi nhuận hỗ trợ cho bà con nông dân từ 7/1 đến tết Nguyên Đán. “Tuy nhiên giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản rất bị động, đôi khi cung vượt cầu quá nhiều nên đơn vị sản xuất cần chú trọng hơn đến tiêu thụ trong nước, tiêu dùng nội địa. Không chỉ dành sản phẩm loại 1 xuất khẩu còn loại 2, loại 3 tiêu thụ trong nước”, bà Nga khuyến nghị.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, thanh long hiện được xác định là loại trái cây có lợi thế cạnh tranh cao trong số các loại trái cây ở Việt Nam, đồng thời cũng được xếp vào nhóm mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc cũng đã mở rộng nhiều diện tích trồng thanh long, lợi thế thị phần của thanh long Việt Nam tại thị trường này không còn như trước nữa.

Để duy trì việc tiêu thụ thanh long được ổn định, lâu dài, không "đầu voi đuôi chuột", chủ trương của Bộ NN&PTNT trong thời gian tới mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long, tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, cần thông tin đến các địa phương, DN khi diện tích trồng thanh long của Trung Quốc cũng tăng mạnh, đã ngang bằng Việt Nam sẽ tác động lớn đến sản lượng nhập khẩu, gây khó cho DN Việt Nam.

“Chúng ta phải chuyển đổi tư duy để không phụ thuộc quá lớn vào 1 thị trường mà phải đa dạng hóa thị trường. Khi tư duy người sản xuất chưa gặp tư duy người chế biển thì cần thay đổi, đồng thời cần tập trung vào tiêu thụ nội địa cũng như mở rộng các thị trường khác. Các địa phương nên có những giải pháp đồng hành tháo gỡ sản phẩm ngay tại địa phương để hỗ trợ bà con nông dân, không đổ thừa trách nhiệm cho ai”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, dự báo từ nay đến hết Quý 1, nhóm trái cây chủ lực có sản lượng thu hoạch cao cần tiêu thụ rất lớn, các địa phương cần chủ động, tích cực thông tin kết nối với các DN, các hiệp hội ngành để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, giảm thiệt hại cho các nhà vườn và cho bà con nông dân. Ngoài chuyển dịch thị trường xuất khẩu, chúng ta cần xuất khẩu bằng nhiều phương thức, bên cạnh đường bộ còn khai thác cả đường biển, đường sắt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long, tránh lệ thuộc vào Trung Quốc
Mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long, tránh lệ thuộc vào Trung Quốc

VOV.VN - Ngoài chuyển dịch thị trường xuất khẩu, lãnh đạo ngành Nông nghiệp còn chủ trương xuất khẩu thanh long bằng nhiều phương thức, ngoài đường bộ còn khai thác cả đường biển, đường sắt.

Mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long, tránh lệ thuộc vào Trung Quốc

Mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long, tránh lệ thuộc vào Trung Quốc

VOV.VN - Ngoài chuyển dịch thị trường xuất khẩu, lãnh đạo ngành Nông nghiệp còn chủ trương xuất khẩu thanh long bằng nhiều phương thức, ngoài đường bộ còn khai thác cả đường biển, đường sắt.

Trái thanh long Tiền Giang rớt giá, nhà vườn, doanh nghiệp âu sầu
Trái thanh long Tiền Giang rớt giá, nhà vườn, doanh nghiệp âu sầu

VOV.VN - Do ùn ứ tại cửa khẩu Việt- Trung, trái thanh long ở tỉnh Tiền Giang đang rớt giá thê thảm. Cả nhà vườn và doanh nghiệp kinh doanh loại trái cây này đều bị thua lỗ nặng.

Trái thanh long Tiền Giang rớt giá, nhà vườn, doanh nghiệp âu sầu

Trái thanh long Tiền Giang rớt giá, nhà vườn, doanh nghiệp âu sầu

VOV.VN - Do ùn ứ tại cửa khẩu Việt- Trung, trái thanh long ở tỉnh Tiền Giang đang rớt giá thê thảm. Cả nhà vườn và doanh nghiệp kinh doanh loại trái cây này đều bị thua lỗ nặng.

Thanh long tắc biên phải quay đầu "xả hàng", bán với giá rẻ như cho
Thanh long tắc biên phải quay đầu "xả hàng", bán với giá rẻ như cho

VOV.VN - Nhiều ngày nay, trên mạng xã hội có nhiều bài viết kêu gọi mua “giải cứu” thanh long là hàng tắc biên không xuất khẩu sang Trung Quốc được, giá bán chỉ vài nghìn đồng mỗi kg.

Thanh long tắc biên phải quay đầu "xả hàng", bán với giá rẻ như cho

Thanh long tắc biên phải quay đầu "xả hàng", bán với giá rẻ như cho

VOV.VN - Nhiều ngày nay, trên mạng xã hội có nhiều bài viết kêu gọi mua “giải cứu” thanh long là hàng tắc biên không xuất khẩu sang Trung Quốc được, giá bán chỉ vài nghìn đồng mỗi kg.

Trung Quốc ngừng nhập khẩu thanh long Việt Nam
Trung Quốc ngừng nhập khẩu thanh long Việt Nam

Trong vòng 1 tháng tới kể từ ngày 29/12, Trung Quốc sẽ dừng nhập khẩu thanh long từ các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, vì phát hiện virus SARS-CoV-2 trên 3 lô hàng.

Trung Quốc ngừng nhập khẩu thanh long Việt Nam

Trung Quốc ngừng nhập khẩu thanh long Việt Nam

Trong vòng 1 tháng tới kể từ ngày 29/12, Trung Quốc sẽ dừng nhập khẩu thanh long từ các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, vì phát hiện virus SARS-CoV-2 trên 3 lô hàng.

Làm sao để tấm "giấy thông hành” của thanh long Bình Thuận không bị lãng phí?
Làm sao để tấm "giấy thông hành” của thanh long Bình Thuận không bị lãng phí?

VOV.VN - Thành công bước đầu khi có bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, song làm sao để thanh long Bình Thuận cũng như nông sản Việt có thể khai thác tối đa giá trị đem lại từ chỉ dẫn địa lý đó?

Làm sao để tấm "giấy thông hành” của thanh long Bình Thuận không bị lãng phí?

Làm sao để tấm "giấy thông hành” của thanh long Bình Thuận không bị lãng phí?

VOV.VN - Thành công bước đầu khi có bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, song làm sao để thanh long Bình Thuận cũng như nông sản Việt có thể khai thác tối đa giá trị đem lại từ chỉ dẫn địa lý đó?

Nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu, tiêu thụ thanh long Bình Thuận
Nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu, tiêu thụ thanh long Bình Thuận

VOV.VN - Việc thanh long Bình Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm này ở các thị trường khác nhau.

Nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu, tiêu thụ thanh long Bình Thuận

Nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu, tiêu thụ thanh long Bình Thuận

VOV.VN - Việc thanh long Bình Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm này ở các thị trường khác nhau.