Xuất khẩu thủy sản ước đạt 441.500 tấn trong Quý I

VOV.VN - Xuất khẩu thủy sản ước đạt 441.500 tấn, trị giá 1,67 tỷ USD, tăng 8,73% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Bộ NN&PTNT ước tính, tháng 3/2018 lượng thủy sản xuất khẩu đạt 158.000 tấn, trị giá 600 triệu USD, tương đương với tháng 3/2017. Quý I/2018, xuất khẩu thủy sản ước đạt 441.500 tấn, trị giá 1,67 tỷ USD, tăng 8,73% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Còn theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, 2 tháng năm 2018, cá tra, basa là chủng loại thủy sản có lượng xuất khẩu đạt cao nhất với 110.900 tấn, trị giá 257,1 triệu USD, giảm 6,1% về lượng, nhưng vẫn tăng 13,2% về trị giá nhờ giá xuất khẩu tăng.

Giá xuất khẩu cá tra, cá basa trung bình 2 tháng đầu năm 2018 ở mức 2.319 USD/tấn, tăng 23,6% so với mức giá xuất khẩu trung bình cùng kỳ năm trước. Tôm các loại là chủng loại có lượng xuất khẩu cao thứ 2, nhưng là chủng loại có kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất.

Tôm nguyên con của Việt Nam có triển vọng xuất khẩu sang Australia trong thời gian tới. (Ảnh minh họa: KT)
2 tháng đầu năm 2018, lượng tôm các loại xuất khẩu đạt 46.000 tấn, trị giá 429,1 triệu USD, tăng 20,6% về lượng và tăng 14,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu tôm trung bình 2 tháng đầu năm 2018 ở mức 9.334 USD/tấn, giảm 5,1% so với mức giá xuất khẩu trung bình cùng kỳ năm trước.

Năm 2017 xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Australia giảm mạnh do lệnh cấm nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam từ ngày 9/1/2017. Mặc dù lệnh cấm đã hết hiệu lực kể từ ngày 6/7/2017, nhưng phía Australia lại đưa ra các điều kiện nhập khẩu chặt chẽ hơn.

Trong tuần đầu tiên của tháng 3/2018, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia đã cử đoàn công tác sang Việt Nam để kiểm tra, đánh giá quy trình, chất lượng sản xuất tôm của Việt Nam.

Trong chuyến khảo sát này, các chuyên gia, cơ quan chuyên môn từ Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia đã có đánh giá tích cực đối với ngành tôm Việt Nam. Theo đó, ngành tôm đã tiếp cận, ứng dụng nhiều giải pháp, công nghệ hiện đại trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm tôm Việt Nam được phía nhà nhập khẩu đánh giá tốt. Những đánh giá ban đầu về quy trình sản xuất an toàn, chất lượng đã cho thấy triển vọng xuất khẩu tôm nguyên con của Việt Nam sang Australia trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu thủy sản đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật
Xuất khẩu thủy sản đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật

VOV.VN - Hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu là một trong những cản trở lớn của ngành thủy sản trong năm nay.

Xuất khẩu thủy sản đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật

Xuất khẩu thủy sản đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật

VOV.VN - Hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu là một trong những cản trở lớn của ngành thủy sản trong năm nay.

Mỹ thêm ‘luật mới’ làm khó doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Mỹ thêm ‘luật mới’ làm khó doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Sau Liên minh châu Âu (EU), Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy hải sản thứ hai trên thế giới áp dụng chương trình giám sát thủy hải sản nhập khẩu,

Mỹ thêm ‘luật mới’ làm khó doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Mỹ thêm ‘luật mới’ làm khó doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Sau Liên minh châu Âu (EU), Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy hải sản thứ hai trên thế giới áp dụng chương trình giám sát thủy hải sản nhập khẩu,

Xuất khẩu thủy sản ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc EU rút thẻ vàng
Xuất khẩu thủy sản ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc EU rút thẻ vàng

VOV.VN - Việc EU rút thẻ vàng sẽ khiến các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị tăng tần suất kiểm tra, gây tâm lý e ngại đối với các thị trường khác.

Xuất khẩu thủy sản ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc EU rút thẻ vàng

Xuất khẩu thủy sản ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc EU rút thẻ vàng

VOV.VN - Việc EU rút thẻ vàng sẽ khiến các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị tăng tần suất kiểm tra, gây tâm lý e ngại đối với các thị trường khác.