Thiếu đơn hàng lớn, nhiều doanh nghiệp chủ động thay đổi để thích ứng

VOV.VN - Ngoài việc hỗ trợ của chính quyền, nhiều DN ở Bình Dương chủ động, linh hoạt tìm cách thích ứng tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động trong bối cảnh được dự báo còn nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, bằng nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt không ít DN Việt Nam ở Bình Dương vẫn duy trì tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Điều này cho thấy sự nhạy bén biến khó khăn, thách thức thành cơ hội của DN. Bên cạnh đó, chính quyền Bình Dương cũng hỗ trợ tích cực cho DN để duy trì đà tăng trưởng kinh tế.

"Lội ngược dòng"

Là 1 DN được các công ty nước ngoài "chọn mặt gửi vàng" gia công sản phẩm, thế nhưng 2 năm nay Công ty TNHH Giày Nam Bình, ở TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương cũng rơi vào cảnh khan hiếm đơn hàng do dịch Covid-19 và chiến tranh thế giới. Không ngồi một chỗ chờ đợi, Ban giám đốc công ty đã quyết chuyển hướng, thay vì nhận đơn hàng nước ngoài về sản xuất thì tự làm ra sản phẩm phục vụ thị trường nội địa. Đến nay, mỗi tháng công ty làm ra hơn 40.000 đôi giày cung ứng cho khách hàng trong nước, duy trì việc làm ổn định với mức lương cao cho 230 công nhân. 

Ông Nguyễn Quang Vũ, Giám đốc Công ty TNHH Giày Nam Bình chia sẻ, nếu chịu khó tìm hiểu, nắm bắt được thị hiếu khách hàng nội địa DN sẽ thành công. Hiện, công ty tự nghiên cứu phát triển mẫu mã, chủ động nguyên liệu sản xuất nên đã "lội ngược dòng" để vượt qua và bứt phá.

“Một trong những tiêu chí của DN là phải làm ra mẫu giày tốt, đẹp. Khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm phải được tối ưu hóa, không để lãng phí trong vật tư, thiết kế phải tiết kiệm nhất. Hiện nay, chi phí làm ra 1 đôi giày ở công đoạn may chiếm 60% nên công ty đã đưa công nghệ mới vào sản xuất như in 3D, ép cao tần để giảm công đoạn may”, ông Vũ chia sẻ.

Đánh vào thị trường nội địa, cùng nhau chia sẻ đơn hàng cũng là cách mà hơn 50 DN trong Hiệp hội Cơ điện tỉnh Bình Dương đang làm khi đơn hàng xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ sụt giảm. Ban đầu, các DN trong Hiệp hội tiêu thụ sản phẩm của nhau, để làm sao DN này là đầu vào của DN kia, từ đó tạo doanh thu tăng lên. Mặt khác, tận dụng sự liên kết giữa hiệp hội này với hiệp hội khác để tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. 

Ông Trần Thành Trọng, Chủ tịch Hiệp hội Cơ điện tỉnh Bình Dương chia sẻ, đến nay 70% DN trong Hiệp hội duy trì hoạt động tốt và có sự tăng trưởng. Năm 2023, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn nên các DN sẽ triển khai thêm các giải pháp để cùng tiến.

“Hiệp hội tập trung những khách hàng có tiềm năng lớn về nội lực, như các tập đoàn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, họ ít bị ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng. Nguồn vốn của họ dài hạn hơn nên họ có khả năng tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Hiệp hội cố gắng đáp ứng nhu cầu tối đa của họ để bù lại những thị trường xuất khẩu và thị trường đầu tư công bị giảm sút”, ông Trọng nêu chiến lược.

Tăng cường hỗ trợ DN

Dự báo năm 2023 kinh tế còn nhiều khó khăn, cùng với nỗ lực của DN, các Sở, ngành trong tỉnh Bình Dương cũng đang tìm các giải pháp. Cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đang tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để tạo điều kiện cho các DN có thêm đơn hàng sản xuất, tạo việc làm cho người lao động.

Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đã tổ chức kết nối trên 70 DN, khách hàng ký kết với nhau trong các chương trình hội thảo, hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu. Năm 2023, Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh xây dựng 4 chương trình xúc tiến thương mại nước ngoài ở các thị trường lớn, thị trường mới và thị trường tiềm năng.

“Tỉnh xác định tập trung vào các thị trường có tiềm năng là Mỹ, Ấn Độ, Singapore và thị trường Lào. Bình Dương đã tổ chức 4 chương trình hội thảo lớn ở 4 quý, trong đó tập trung một số lĩnh vực ngành chế biến gỗ, dệt may, logistics và xuất khẩu. Các hội thảo sẽ bàn sâu, tìm giải pháp để làm sao tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong thời gian tới đối với các DN”, bà Hà đưa ra lộ trình.

Hiện nay, UBND tỉnh Bình Dương cũng chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương theo dõi, nắm bắt tình hình của các DN trong và ngoài khu công nghiệp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Về thủ tục hành chính, các đơn vị phải hỗ trợ DN một cách nhanh gọn, tạo điều kiện vay vốn sản xuất, hỗ trợ công nhân có hoàn cảnh đặc biệt trong lúc tạm nghỉ việc chờ đơn hàng.

“Bình Dương đang dùng nhiều biện pháp để triển khai các chính sách của Trung ương một cách nhanh, đồng bộ để giúp DN ổn định sản xuất. Khi DN ổn định sản xuất mới ổn định được việc làm và đời sống người lao động. Bên cạnh đó, những DN không có khả năng duy trì sản xuất, tỉnh sẽ có cách thức hỗ trợ người lao động và những chính sách này phải được giải quyết nhanh hơn, kịp thời hơn”, ông Nguyễn Tầm Dương, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Dương khẳng định.

Mặc dù có sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước, tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, khi đã ở trong cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới nên sẽ có những tác động bắt buộc DN phải có biện pháp thích ứng, đưa ra những kịch bản ứng phó, chiến lược để tự mình cứu mình. Về lâu dài, DN phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh tự động hóa trong sản xuất để tiết giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh để tiếp tục trụ vững trên thương trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc tìm kiếm đơn hàng mới
Doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc tìm kiếm đơn hàng mới

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19 vẫn còn những tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xuất khẩu tại tỉnh Phú Yên đã chủ động tìm kiếm đơn hàng từ sớm.

Doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc tìm kiếm đơn hàng mới

Doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc tìm kiếm đơn hàng mới

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19 vẫn còn những tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xuất khẩu tại tỉnh Phú Yên đã chủ động tìm kiếm đơn hàng từ sớm.

Thiếu đơn hàng, tỷ lệ lao động ngành dệt may Hà Nội đi làm sau Tết ở mức thấp
Thiếu đơn hàng, tỷ lệ lao động ngành dệt may Hà Nội đi làm sau Tết ở mức thấp

VOV.VN - Đại diện Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 11h ngày 30/1/2023 (mùng 9 Tết), có 99,2% doanh nghiệp đã mở xưởng để sản xuất, với 97,8% số công nhân lao động (CNLĐ) trở lại làm việc.

Thiếu đơn hàng, tỷ lệ lao động ngành dệt may Hà Nội đi làm sau Tết ở mức thấp

Thiếu đơn hàng, tỷ lệ lao động ngành dệt may Hà Nội đi làm sau Tết ở mức thấp

VOV.VN - Đại diện Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 11h ngày 30/1/2023 (mùng 9 Tết), có 99,2% doanh nghiệp đã mở xưởng để sản xuất, với 97,8% số công nhân lao động (CNLĐ) trở lại làm việc.

Thiếu đơn hàng, nhiều DN ở TP.HCM vẫn cố gắng duy trì nguồn lao động
Thiếu đơn hàng, nhiều DN ở TP.HCM vẫn cố gắng duy trì nguồn lao động

VOV.VN - Một số nhà máy của công ty tìm cách chuyển đổi dòng sản phẩm, thích ứng trong điều kiện khó khăn, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Thiếu đơn hàng, nhiều DN ở TP.HCM vẫn cố gắng duy trì nguồn lao động

Thiếu đơn hàng, nhiều DN ở TP.HCM vẫn cố gắng duy trì nguồn lao động

VOV.VN - Một số nhà máy của công ty tìm cách chuyển đổi dòng sản phẩm, thích ứng trong điều kiện khó khăn, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Không có đơn hàng 25 doanh nghiệp ở Bà Rịa-Vũng Tàu cắt giảm giờ làm
Không có đơn hàng 25 doanh nghiệp ở Bà Rịa-Vũng Tàu cắt giảm giờ làm

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp ở Bà Rịa Vũng Tàu đang gặp khó khăn do thiếu đơn hàng nên phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, cá biệt có doanh nghiệp phải cắt giảm lao động.

Không có đơn hàng 25 doanh nghiệp ở Bà Rịa-Vũng Tàu cắt giảm giờ làm

Không có đơn hàng 25 doanh nghiệp ở Bà Rịa-Vũng Tàu cắt giảm giờ làm

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp ở Bà Rịa Vũng Tàu đang gặp khó khăn do thiếu đơn hàng nên phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, cá biệt có doanh nghiệp phải cắt giảm lao động.

DN thiếu đơn hàng, hơn 22.000 người lao động ở Đồng Nai bị cắt giảm việc làm
DN thiếu đơn hàng, hơn 22.000 người lao động ở Đồng Nai bị cắt giảm việc làm

VOV.VN - Các DN đang cố gắng cầm cự đợi phục hồi, nếu tình hình không khả quan, sang quý I/2023 buộc phải cho một bộ phận người lao động nghỉ việc.

DN thiếu đơn hàng, hơn 22.000 người lao động ở Đồng Nai bị cắt giảm việc làm

DN thiếu đơn hàng, hơn 22.000 người lao động ở Đồng Nai bị cắt giảm việc làm

VOV.VN - Các DN đang cố gắng cầm cự đợi phục hồi, nếu tình hình không khả quan, sang quý I/2023 buộc phải cho một bộ phận người lao động nghỉ việc.