Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Sẽ xử lý 6 đến 8 ngân hàng trong năm 2015

VOV.VN -Sắp tới sẽ phát triển mạnh mẽ chương trình này và cũng không chỉ có Ngân hàng Xây dựng mà còn có một số ngân hàng khác cũng sẽ được xử lý.

Năm 2014 là một năm được đánh giá là thành công trong điều hành chính sách tiền tệ. Sang năm nay, thách thức còn lớn hơn khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt ra cao hơn trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn. Vậy Ngân hàng Nhà nước sẽ có các định hướng điều hành chính sách tỷ giá, lãi suất và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng như thế nào? – đây là điều người dân và doanh nghiệp mong muốn được biết ngay từ đầu năm. Trước thềm năm mới Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, trong chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sẽ trả lời những thắc mắc này của người dân và doanh nghiệp.

PV: Năm 2014, trong các thành tựu kinh tế xã hội của đất nước, có phần đóng góp của hệ thống ngân hàng. Thống đốc có thể chia sẻ những ấn tượng với các chính sách nào trong năm qua?


Thống đốc Nguyễn Văn Bình (Ảnh: Chinhphu.vn)

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Chúng tôi có thể nói là niềm tin của người dân và xã hội đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng được củng cố và nâng cao, đó là ấn tượng vô cùng to lớn. Tôi có thể lấy minh chứng cho chuyện đó: một đồng chí Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội nói với tôi khi đi tiếp xúc cử tri thì có một cử tri nhiều tuổi đề nghị Trưởng đoàn ra Hà Nội nếu gặp Thống đốc Ngân hàng cho đồng bào gửi lời cảm ơn. Nếu có dịp Thống đốc về tỉnh công tác thì ghé chúng tôi ăn cơm.

Hay gần đây, một cử tri ở một tỉnh phía Nam nói rằng “Chào ông Thống đốc, ông không biết tôi nhưng tôi thì biết rất rõ về Thống đốc. Tôi xin tặng ông Thống đốc một cái nhẫn, cái nhẫn này mang lại sức khỏe, may mắn cho người đeo nó. Rất mong ông Thống đốc khỏe mạnh và công tác thật tốt để cho nhân dân chúng tôi được hưởng lợi. Nếu ông Thống đốc không dám nhận thì coi như chúng tôi cho ông mượn và đến khi nào ông trả lại cho chúng tôi sau…”.

Mặc dù những việc đó là hết sức bình dị, mộc mạc nhưng đối với chúng tôi, những người làm cơ chế chính sách thì lại có ý nghĩa hết sức sâu đậm. Những sự việc đó sẽ theo chúng tôi suốt cả cuộc đời hoạt động của mình.             

PV: Năm 2015, được biết Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ mục tiêu điều hành tỷ giá đô la Mỹ trong biên độ không quá 2%. Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến băn khoăn về tính khả thi của mục tiêu này, khi ngay trong tháng 1, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá thêm 1%. Thống đốc có thể bình luận gì về mục tiêu tỷ giá này?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Nói như vậy không phải ý muốn chủ quan của chúng tôi mà  được dựa trên các dự báo, các phân tích hết sức kỹ lưỡng. Trong suốt thời gian vừa qua, công tác dự báo và phân tích của chúng ta đã đạt được những kết quả rất tốt. Trên thực tiễn, tất các những dự báo, định hướng đều hoàn toàn phù hợp với kết quả thực hiện được. Do vậy, dự báo và định hướng ổn định tỷ giá với mức điều chỉnh không quá 2% là khả thi. Còn việc ngân hàng nhà nước chủ động điều chỉnh ngay từ đầu năm 1% tỷ giá thì cũng phải nhìn lại trong năm 2014, mặc dù  đặt ra mục tiêu điều chỉnh không quá 2% nhưng thực tế trong năm 2014 chúng ta chỉ điều chỉnh 1% mà thôi.

Về mặt khách quan, đáng ra vào tháng 11 năm 2014 cũng nên điều chỉnh tỉ giá thêm 1% nữa. Tuy nhiên, Ngân hàng nhà nước quyết định không điều chỉnh vào điểm đó vì có các lí do sau: Thứ nhất, nếu chúng ta điều chỉnh vào lúc đó thì sẽ gây ra bị động cho các doanh nghiệp vì họ đã có kế hoạch sản xuất, kinh doanh của cả năm rồi, và lúc đó là những tháng cuối sắp sửa chốt lại kết quả kinh doanh. Nếu mình điều chỉnh như vậy, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng tới phần thu nhập lợi ích của họ.

Thứ hai là trong năm 2014, Ngân hàng nhà nước đã mua vào một lượng ngoại tệ rất lớn nên cung ra một lượng tiền tệ VNĐ cũng rất lớn. Đây cũng là dịp để Ngân hàng nhà nước hút bớt lại tiền lưu thông. Cuối cùng khẳng định rằng khi Ngân hàng nhà nước đã tuyên bố không điều chỉnh tỷ giá là sẽ không tiến hành điểu chỉnh tỷ giá để tạo thêm, củng cố thêm niềm tin của người dân.

Bước sang năm nay, ngay từ đầu năm để các doanh nghiệp chủ động có phương án sản xuất kinh doanh của mình ngay từ đầu năm, kể cả doanh nghiệp xuất khẩu, cho thấy họ sẽ được hỗ trợ ngay từ đầu năm và kể cả những doanh nghiệp nhập khẩu cũng thấy được mặt bằng tỷ giá để chủ động điều chỉnh trong kế hoạch tài chính của mình, còn chúng tôi tạo thêm thuận lợi cho các doanh nghiệp và giúp cho hoạt động đạt được hiệu quả cũng như được ổn định trên cơ sở niềm tin của xã hội đã được lập lại.            

PV: Thưa Thống đốc, bên cạnh tỷ giá thì một mục tiêu được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đó là mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Năm nay thì Ngân hàng nhà nước đặt ra là từ 13 đến 15%. Mục tiêu này sẽ được thực hiện như thế nào và ngoài ra thì lãi suất năm nay có tiếp tục được giảm để hỗ trợ doanh nghiệp hay không?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Chủ trương chung của Ngân hàng nhà nước cũng như trên cơ sở đánh giá tình hình thì chúng tôi thấy rằng về cơ bản sẽ giữ mặt bằng lãi suất ổn định như hiện nay. Nếu trong điều kiện thuận lợi hơn thì sẽ cố gắng làm sao giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn xuống thêm 1 đến 1,5% để tạo điều kiện hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất. Đặc biệt là áp dụng các khoa học công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mình.

Dưới góc độ phân tích và trực tiếp làm công tác này trong điều hành của Ngân hàng nhà nước là chúng tôi sẽ lấy mục tiêu kiềm chế lạm phát ở 5% là mục tiêu cốt lõi. Nếu điều kiện cho phép thì sẽ hạ xuống thấp hơn. Chúng tôi cũng sẽ điều hành chính sách tiền tệ để hướng tới mục tiêu đó trong kiềm chế lạm phát. Nếu đạt được mục tiêu đó thì sẽ có dư địa để chúng ta tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất.

Năm nay, chúng tôi đặt ra mục tiêu là 13 đến 15% cũng không phải là chủ quan. Vì phân tích trên tất cả các yếu tố, các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và các khả năng đầu tư của nền kinh tế thì thấy rằng ở mức 13-15% là hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy tăng trưởng tín dụng là gắn kết với các chỉ tiêu khác.

Năm nay có những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế chung của đất nước, đặc biệt là việc tăng giảm của giá dầu. Cũng không loại trừ những khả năng trong thời gian tới giá dầu cũng có thể hồi phục ở một mức độ nào đó. Tất các việc tăng và giảm mạnh như trong thời gian qua đều tác dụng bất lợi đối với ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 13-15% đó là trong bối cảnh bình thường.

Nếu trong trường hợp cần thiết để đảm bảo cho hỗ trợ tăng trưởng nếu như giá dầu có những biến động bất lợi mà ảnh hưởng tới tăng trưởng thì chúng tôi có thể điều chỉnh chỉ tiêu này lên mức khoảng 17% để đảm bảo cho nền kinh tế của chúng ta vẫn phát triển được ở mức trên 6,2% và vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.       

PV: Một doanh nghiệp có chia sẻ vấn đề  xử lý nợ xấu năm qua đã đạt được kế hoạch, nhưng đó vẫn còn là vấn đề rất lớn của hệ thống ngân hàng. Bước sang năm nay, Thống đốc sẽ có các biện pháp quyết liệt hơn trong xử lý nợ xấu để đạt mục tiêu đưa nợ xấu của hệ thống xuống dưới ngưỡng 3%?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Ngay từ đầu nhiệm kỳ này, chúng tôi cũng xác định vấn đề xử lý nợ xấu là một vấn đề quan trọng và sẽ theo suốt chúng tôi trong cả nhiệm kỳ. Do vậy, nói rằng ngày hôm nay chúng ta cũng đạt được một số kết quả về xử lý nợ xấu thì điều đó khẳng định một nỗ lực trong suốt thời gian vừa qua.

Đến ngày hôm nay, tôi vẫn nhớ mãi phát biểu của Thủ tướng Chính phủ khi tới dự hội nghị triển khai nhiệm vụ hoạt động ngân hàng trong năm 2012, có nói rằng “đất nước chúng ta còn đang có nhiều khó khăn, ngân sách còn rất eo hẹp. Vậy việc xử lý nợ xấu là Chính phủ trông chờ vào nỗ lực của hệ thống ngân hàng”.

Quán triệt tinh thần đó, từ năm 2012, cả hệ thống ngân hàng chúng tôi từ Ngân hàng nhà nước đến các ngân hàng thương mại hết sức nỗ lực và tập trung vào vấn đề xử lý nợ xấu. Đến nay mặc dù không có những cơ chế hỗ trợ khác như ở các nước nhưng như tôi đã báo cáo trước Quốc hội, đến tháng 8 năm 2014 chúng ta đã xử lý được trên 54% số nợ xấu phát sinh từ năm 2012 bằng chính các nguồn lực và các giải pháp của hệ thống ngân hàng. Chúng tôi cũng đã cam kết trong đề án xử lý nợ xấu đã được Bộ chính trị thông qua, Chính phủ đã ban hành và chúng tôi cũng đã cam kết trước Quốc hội đến hết năm 2015 thì sẽ đưa nợ xấu đó về mức dưới 3%.

Nói như vậy không phải chỉ xuất phát từ ý chí đơn thuần mà còn có cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học phân tích tất cả các giải pháp cũng như thực trạng của hệ thống ngân hàng thì chúng tôi khẳng định rằng mục tiêu đó là khả thi nhưng phải hết sức cố gắng. Chúng tôi cũng đã trình Chính phủ và đã báo cáo trước Quốc hội trong năm 2014, các ngân hàng thương mại dưới sự giám sát của Ngân hàng nhà nước vẫn phải tích cực trích lập dự phòng rủi ro để tự bản thân ngân hàng có thể xử lý được nợ xấu hoặc một phần nợ xấu của ngân hàng mình.         

PV: Thưa thống đốc, năm qua, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tiếp tục được triển khai quyết liệt. Ngay đầu năm nay, lần đầu tiên, một động thái chưa có tiền lệ là việc Ngân hàng Nhà nước mua lại Ngân hàng Xây dựng với giá 0 đồng/cổ phiếu. Vậy trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những bước đi tiếp theo như thế nào để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Điều này cũng phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Khi các cổ đông đã làm mất hết vốn của mình, thậm chí là dùng cả vốn của xã hội thì những cổ đông đó phải ra đi, Nhà nước phải tiếp quản lại để giữ được ổn định của hệ thống.

Thứ hai là đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp trong ngân hàng đó. Sắp tới cũng sẽ phát triển mạnh mẽ chương trình này và cũng không chỉ có Ngân hàng Xây dựng mà còn có một số ngân hàng khác cũng sẽ được xử lý như vậy. Mục tiêu chung là trong 6 tháng đầu năm sẽ triển khai quyết liệt để theo dõi trong 6 tháng cuối năm cho hoạt động được ổn định hơn.

Nhiều ngân hàng sẽ hợp nhất, sát nhập và cũng sẽ có một số ngân hàng được Ngân hàng nhà nước mua lại như Ngân hàng xây dựng. Kể cả những ngân hàng đang khỏe mạnh cũng sát nhập lại với nhau để tạo ra một ngân hàng có quy mô lớn hơn và có khả năng hoạt động tốt hơn, cũng sẽ có cả những ngân hàng nhà nước sát nhập lại với nhau, có cả những ngân hàng nhà nước sát nhập với ngân hàng cổ phần và cả những ngân hàng cổ phần hoạt động lành mạnh cũng sát nhập với nhau…Chúng tôi hi vọng rằng trong năm nay chúng tôi sẽ xử lý ít nhất từ 6 đến 8 ngân hàng./.          

PV: Trân trọng cảm ơn Thống đốc!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tỷ giá VND/USD đã giảm
Tỷ giá VND/USD đã giảm

VOV.VN - Sáng nay, giá bán USD tại các ngân hàng thương mại đã được điều chỉnh giảm về dưới 21.500 VND/USD.

Tỷ giá VND/USD đã giảm

Tỷ giá VND/USD đã giảm

VOV.VN - Sáng nay, giá bán USD tại các ngân hàng thương mại đã được điều chỉnh giảm về dưới 21.500 VND/USD.

Điều chỉnh tỷ giá tác động tích cực tới doanh nghiệp xuất khẩu
Điều chỉnh tỷ giá tác động tích cực tới doanh nghiệp xuất khẩu

VOV.VN -Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc tăng tỷ giá vào thời điểm này lại không thuận lợi.

Điều chỉnh tỷ giá tác động tích cực tới doanh nghiệp xuất khẩu

Điều chỉnh tỷ giá tác động tích cực tới doanh nghiệp xuất khẩu

VOV.VN -Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc tăng tỷ giá vào thời điểm này lại không thuận lợi.

Tỷ giá rơi sâu, Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu mới
Tỷ giá rơi sâu, Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu mới

Thị trường bớt sóng sánh, tỷ giá liên ngân hàng rơi sâu, Ngân hàng Nhà nước chính thức có thêm định hướng mới...

Tỷ giá rơi sâu, Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu mới

Tỷ giá rơi sâu, Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu mới

Thị trường bớt sóng sánh, tỷ giá liên ngân hàng rơi sâu, Ngân hàng Nhà nước chính thức có thêm định hướng mới...

Không điều chỉnh tỷ giá theo quy luật thời gian
Không điều chỉnh tỷ giá theo quy luật thời gian

Đây là khẳng định của bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Không điều chỉnh tỷ giá theo quy luật thời gian

Không điều chỉnh tỷ giá theo quy luật thời gian

Đây là khẳng định của bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tỷ giá bất ngờ tăng trở lại
Tỷ giá bất ngờ tăng trở lại

VOV.VN -Sáng nay (20/1), các ngân hàng thương mại bất ngờ điều chỉnh tỷ giá tăng từ 10-30 đồng so với hôm qua.

Tỷ giá bất ngờ tăng trở lại

Tỷ giá bất ngờ tăng trở lại

VOV.VN -Sáng nay (20/1), các ngân hàng thương mại bất ngờ điều chỉnh tỷ giá tăng từ 10-30 đồng so với hôm qua.

Tỷ giá biến động nhẹ
Tỷ giá biến động nhẹ

VOV.VN-Sáng 13/2, tỷ giá USD/VND tại nhiều ngân hàng biến động nhẹ, tăng - giảm dao động từ 5-15 đồng/USD.

Tỷ giá biến động nhẹ

Tỷ giá biến động nhẹ

VOV.VN-Sáng 13/2, tỷ giá USD/VND tại nhiều ngân hàng biến động nhẹ, tăng - giảm dao động từ 5-15 đồng/USD.