Thông tin Mỹ có kế hoạch áp thuế với hàng hoá Việt Nam là không chính xác

USTR vẫn đang trong quá trình điều tra, tổng hợp, đánh giá tất cả các ý kiến liên quan... Một số thông tin thất thiệt về kế hoạch áp thuế của USTR đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là không chính xác.

Theo tin từ Bộ Công Thương, đêm 7/1 (giờ Việt Nam), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Thương mại - đầu tư Việt Nam - Mỹ (TIFA), đã có cuộc điện đàm với Trưởng đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Robert Lighthizer để trao đổi về các vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa hai nước.

Cuộc điện đàm này diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang điều tra Việt Nam "thao túng tiền tệ".

Theo Bộ Công Thương, cuộc điện đàm diễn ra trong không khí "xây dựng và tích cực". Hai nhà lãnh đạo đánh giá quan hệ hai nước đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, tin tưởng đà tăng trưởng sẽ tiếp tục được duy trì ổn định, trong đó hợp tác kinh tế thương mại là trọng tâm và động lực chính thúc đẩy quan hệ song phương.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Mỹ chính thức khởi xướng điều tra theo Mục 301 đạo luật Thương mại 1974 đối với chính sách tiền tệ và việc nhập khẩu, sử dụng gỗ của Việt Nam.

Ông Trần Tuấn Anh cho rằng, cuộc điều tra này có thể gây ra nhiều tác động không mong muốn, không chỉ tổn hại đến quan hệ song phương, lòng tin chiến lược và các nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, mà còn ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến hàng ngàn doanh nghiệp và hàng triệu người lao động, người tiêu dùng ở cả Việt Nam và Mỹ.

Ông Trần Tuấn Anh khẳng định lại quan điểm của Việt Nam, việc điều hành chính sách tiền tệ là nhằm mục đích kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, không phải để tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế.

Hoạt động mua bán ngoại tệ của Việt Nam thời gian qua không nhằm định giá thấp tiền tệ, mà để củng cố dự trữ ngoại hối vốn ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực, nhằm mục tiêu tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia, giúp củng cố mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu và sử dụng gỗ cũng đang được kiểm soát chặt chẽ để có thể đảm bảo tuân thủ mọi quy định pháp luật.

Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ tích cực Mỹ trong quá trình điều tra

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh một lần nữa khẳng định, với tinh thần tôn trọng cao nhất đối với luật pháp của hai nước, Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ tích cực Mỹ trong quá trình điều tra.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị Trưởng đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer chỉ đạo USTR tiến hành các cuộc điều tra một cách công bằng, kỹ lưỡng và minh bạch, xem xét cẩn trọng mọi vấn đề và các tác động tiềm ẩn của bất kỳ hành động nào, để có những kết luận khách quan nhất và hợp lý nhất đối với các vụ điều tra, để hai bên có khép lại vụ việc trên một cách thuận lợi và không áp thuế lên các mặt hàng của Việt Nam.

Liên quan đến vụ việc này, ông Robert Lighthizer cho biết USTR đang trong quá trình điều tra, tổng hợp, đánh giá tất cả các ý kiến liên quan đến vụ việc, chưa bàn đến bất cứ kết luận nào với Việt Nam.

Một số thông tin thất thiệt về kế hoạch áp thuế của USTR đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là không chính xác, và đó không phải là cách làm việc của USTR, theo ông Lighthizer.

Thời gian tới, các bộ, ngành của Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động hợp tác với các đối tác Mỹ để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của Mỹ và Việt Nam, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, hai bên cùng có lợi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ gắn mác "thao túng tiền tệ" với Việt Nam: Hiểu đúng bản chất để hành động
Mỹ gắn mác "thao túng tiền tệ" với Việt Nam: Hiểu đúng bản chất để hành động

VOV.VN - Việt Nam rơi vào tình huống hiện tại vì lí do khách quan như dịch Covid 19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu và vì chính sự thành công đặc thù trong công tác thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa ổn định, phát triển kinh tế.

Mỹ gắn mác "thao túng tiền tệ" với Việt Nam: Hiểu đúng bản chất để hành động

Mỹ gắn mác "thao túng tiền tệ" với Việt Nam: Hiểu đúng bản chất để hành động

VOV.VN - Việt Nam rơi vào tình huống hiện tại vì lí do khách quan như dịch Covid 19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu và vì chính sự thành công đặc thù trong công tác thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa ổn định, phát triển kinh tế.

Cáo buộc thao túng tiền tệ: Sự lựa chọn nào của Việt Nam?
Cáo buộc thao túng tiền tệ: Sự lựa chọn nào của Việt Nam?

VOV.VN - Việc cáo buộc Việt Nam có mục đích giảm giá đồng tiền để tạo lợi thế cạnh tranh hay thực hiện hành vi thương mại không công bằng là hoàn toàn không phù hợp.

Cáo buộc thao túng tiền tệ: Sự lựa chọn nào của Việt Nam?

Cáo buộc thao túng tiền tệ: Sự lựa chọn nào của Việt Nam?

VOV.VN - Việc cáo buộc Việt Nam có mục đích giảm giá đồng tiền để tạo lợi thế cạnh tranh hay thực hiện hành vi thương mại không công bằng là hoàn toàn không phù hợp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế.