“Thủ phủ” trúc sào Nguyên Bình và nỗ lực thoát nghèo nhờ cây trúc

VOV.VN - Từ lâu, những cánh rừng trúc bạt ngàn đã trở thành biểu tượng của huyện miền núi Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Hiện địa phương này đang có những phương án phát triển diện tích rừng trúc theo hướng bền vững, góp phần tăng thêm thu nhập ổn định, tạo sinh kế lâu dài cho người dân.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, anh Chu Tiến Thanh lên rừng từ sớm để khai thác trúc. Vừa phát tỉa những bụi trúc quá dày, anh Thanh vừa giải thích, khi thu hoạch không được chặt trắng bãi mà chỉ tỉa những cây đủ tuổi. Bụi trúc dày quá thì phải tỉa, mà thưa quá cũng không được chặt. Trồng trúc cho thu nhập từ 35 - 40 triệu/năm và khoản thu nhập này góp phần đáng kể giúp người dân thoát nghèo.

“Trồng trúc tương lai sẽ cho lợi nhuận cao vì đây là cây lâu dài. Một khi đã trồng thì phải ngoài 10 năm mới được khai thác. Trên bản chúng tôi từ nhỏ đã theo ông bà lên rừng trồng trúc, trồng 1 sào cũng bán được khoảng 20-30 triệu đồng. Trồng trúc tuy vất vả nhưng khi đã trồng xuống thì không cần chăm sóc nhiều, không cần như trồng ngô, trồng lúa”, anh Chu Tiến Thanh chia sẻ.

Nguyên Bình hiện có hơn 2.000 ha cây trúc sào, trải rộng trên địa bàn 16 xã, thị trấn. Có xã, diện tích cây trúc sào đạt trên 600 ha. Trúc sào từ khi trồng cần tối thiểu 3 năm sinh trưởng mới có thể bắt đầu cho thu hoạch nhưng để cây trúc có chất lượng tốt nhất phục vụ sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ hay chiếu trúc, cần từ 7 đến 10 năm.

Trên địa bàn huyện Nguyên Bình hiện nay cũng đã có một số cơ sở chế biến sản phẩm cây trúc sào hoạt động ổn định. Riêng xưởng sản xuất chiếu trúc của Công ty TNHH MTV 688, mỗi tháng cũng tiêu thụ 150 đến 200 xe nguyên liệu (tương đương 2.500 đến 4000 mét khối trúc sào) và sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường miền Bắc.

“Tôi cũng tìm hiểu nhiều và tôi chưa thấy cây trúc ở đâu đạt tiêu chuẩn như cây trúc ở Cao Bằng. Trúc của Nguyên Bình có vỏ rất bóng, không có lông nên khi sản xuất sẽ giữ lại phần cật mang chất sừng rất nhiều sẽ tạo ra chiếc chiếu bền, không ngấm mồ hôi, càng nằm sẽ càng bền. Các loại cây khác khi làm chiếu sẽ phải loại bỏ phần cật, còn cây trúc ở đây phần cật có thể giữ lại. Đây cũng là yếu tố quyết định cho chiếc chiếu của chúng tôi bền, thân thiện với người dùng”, ông Nguyễn Quang Quyền, Giám đốc Công ty TNHH MTV 688 cho biết.

Ngoài việc bao tiêu cây trúc nguyên liệu cho người dân, các cơ sở sản xuất còn giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Chị Lăng Thị Hồi người xã Đại Sơn, huyện Quảng Hoà đang là công nhân của một cơ sở sản xuất chiếu trúc chia sẻ: “Tôi đã tham gia làm chiếu gần 10 năm, làm quen rồi cũng thấy bình thường không có gì vất vả. Công việc này cũng thoải mái về thời gian, ngày làm 8 tiếng vẫn có thời gian lo cho gia đình. Công việc làm chiếu cho thu nhập cao hơn, ổn định hơn những công việc khác. Môi trường làm việc tuy có bụi nhưng cũng không phải vất vả so với đi làm nương rẫy”.

Huyện Nguyên Bình phấn đấu đến năm 2025 sẽ tiếp tục phát triển thêm ít nhất 1.000 ha diện tích cây trúc sào. Mở rộng diện tích cây trúc sẽ xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao, tạo sinh kế ổn định giúp người dân tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Diện tích trúc sào tăng lên còn góp phần xây dựng cảnh quan, môi trường, thu hút khách du lịch đến với Nguyên Bình.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hành trình Nông thôn mới của huyện biên giới “nghèo nhất nhì” tỉnh Quảng Ninh
Hành trình Nông thôn mới của huyện biên giới “nghèo nhất nhì” tỉnh Quảng Ninh

VOV.VN - Từ 1 huyện nghèo nhất nhì của tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu nay bừng sáng trên dải biên cương Đông Bắc, trở thành huyện miền núi, biên giới, dân tộc thiểu số đầu tiên trong cả nước về đích Nông thôn mới.

Hành trình Nông thôn mới của huyện biên giới “nghèo nhất nhì” tỉnh Quảng Ninh

Hành trình Nông thôn mới của huyện biên giới “nghèo nhất nhì” tỉnh Quảng Ninh

VOV.VN - Từ 1 huyện nghèo nhất nhì của tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu nay bừng sáng trên dải biên cương Đông Bắc, trở thành huyện miền núi, biên giới, dân tộc thiểu số đầu tiên trong cả nước về đích Nông thôn mới.

Chuyển đổi mô hình kinh tế giúp người dân Đắk Nông thoát nghèo
Chuyển đổi mô hình kinh tế giúp người dân Đắk Nông thoát nghèo

VOV.VN - Những quyết tâm, nỗ lực và hàng loạt giải pháp về xóa đói giảm nghèo của tỉnh Đắk Nông đã mang lại kết quả rõ rệt trong lĩnh vực này. Trong 20 năm qua, Đắk Nông là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất cả nước và đứng đầu khu vực Tây Nguyên.

Chuyển đổi mô hình kinh tế giúp người dân Đắk Nông thoát nghèo

Chuyển đổi mô hình kinh tế giúp người dân Đắk Nông thoát nghèo

VOV.VN - Những quyết tâm, nỗ lực và hàng loạt giải pháp về xóa đói giảm nghèo của tỉnh Đắk Nông đã mang lại kết quả rõ rệt trong lĩnh vực này. Trong 20 năm qua, Đắk Nông là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất cả nước và đứng đầu khu vực Tây Nguyên.

Xóa đói giảm nghèo từ thương hiệu “Gạo Phú Thiện”
Xóa đói giảm nghèo từ thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

VOV.VN - Sau hơn 10 năm triển khai xây dựng, thương hiệu lúa gạo Phú Thiện đã có những cánh đồng lớn, sản xuất cơ giới hóa đem lại đời sống ấm no cho bà con các thôn làng.

Xóa đói giảm nghèo từ thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

Xóa đói giảm nghèo từ thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

VOV.VN - Sau hơn 10 năm triển khai xây dựng, thương hiệu lúa gạo Phú Thiện đã có những cánh đồng lớn, sản xuất cơ giới hóa đem lại đời sống ấm no cho bà con các thôn làng.