Thủ tướng kết luận điều chỉnh dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô

(VOV) - Công ty Hiệp Hòa Phát được bồi thường các chi phí, khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch.

Ngày 4/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận về chủ trương điều chỉnh Dự án, Giấy chứng nhận đầu tư Dự án lọc dầu Vũng Rô, tỉnh Phú Yên. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho chủ đầu tư là Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô nâng công suất dự án nhà máy lọc dầu từ 4 triệu tấn lên 8 triệu tấn/năm; đồng ý nguyên tắc việc điều chỉnh địa điểm của Dự án.

Nhà máy lọc dầu Vũng Rô hiện tại quá chật, 4 mặt bao quanh không thể mở rộng khi nâng công suất lên 8 triệu tấn.

Kết luận này đã giải quyết dứt điểm việc tranh cãi giữa UBND tỉnh Phú Yên với Chủ đầu tư KCN Hòa Tâm là Công ty CP Hiệp Hòa Phát và Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô; đồng thời tạo cơ hội cho tỉnh Phú Yên đón làn sóng đầu tư mới, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trở lại thời gian trước, từ năm 2007, hơn 400 hộ dân thôn Phước Long, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đã đồng ý di dời đến khu tái định cư, nhường đất cho Dự án lọc dầu Vũng Rô. Công tác đo đạc, chuẩn bị đền bù giải phóng mặt bằng đã xong thì nhà đầu tư Singapore xin rút lui do không đủ năng lực tài chính.

Ba năm sau, tức năm 2010, trên diện tích đất này, UBND tỉnh Phú Yên cấp Giấy chứng nhận đầu tư KCN Hòa Tâm cho Công ty CP Hiệp Hòa Phát. Thế nhưng, từ ngày đó đến nay, Công ty CP Hiệp Hòa Phát vẫn chưa đầu tư xây dựng một công trình nào khiến người dân nơi đây phải sống trong cảnh chật chội, nhà cửa không được sửa chữa, xây mới.

“Công ty đã được Chủ tịch tỉnh giao giấy chứng nhận đất đai nhưng tới nay chưa đầu tư xây dựng gì làm khổ cực người dân, nhà không cơi nới được, con cái không có chỗ ở”, ông Đặng Bình, 79 tuổi ở thôn Phước Long bức xúc.

Dự án KCN Hòa Tâm do Công ty CP Hiệp Hòa Phát làm chủ đầu tư được Ban quản lý KKT Phú Yên cấp Giấy chứng nhận đầu tư, có mục tiêu đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, cảng biển nước sâu và các ngành dịch vụ với tổng diện tích hơn 2.100 ha.

Mặc dù chủ đầu tư cố gắng triển khai nhưng việc hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Hòa Tâm đã chậm hơn 1 năm so với tiến độ, chưa thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng. Ngoài việc đầu tư nghiên cứu, khảo sát lập quy hoạch chi tiết, Công ty CP Hiệp Hòa Phát chưa xây dựng bất kỳ công trình nào trong vùng dự án khiến người dân địa phương phải khổ sở với cảnh “quy hoạch treo”.

Ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa than phiền: Bà con với tinh thần sẵn sàng ủng hộ dự án nhưng dự án kéo dài quá lâu. Nhiều hộ gia đình muốn xây nhà, tách hộ ra để ở nhưng nếu tiến hành xây lại trái với cam kết, không được bồi thường mà chỉ nhận phần hỗ trợ, khiến cuộc sống của người dân hết sức khó khăn.

Trước đề xuất của Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô, chủ đầu tư dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô, tháng 7/2012, UBND tỉnh Phú Yên báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương điều chỉnh quy mô, nâng gấp đôi công suất Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô và di chuyển địa điểm nhà máy về KCN Hòa Tâm.

Cũng từ đây đã xảy ra tranh cãi kéo dài giữa Công ty Hiệp Hòa Phát và UBND tỉnh Phú Yên. Công ty Hiệp Hòa Phát cho rằng, Công ty mới là đơn vị cho thuê mặt bằng Dự án Lọc dầu Vũng Rô chứ không phải là UBND tỉnh Phú Yên.

Thế nhưng, trên thực tế Công ty Hiệp Hòa Phát chưa được UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định giao đất nên chưa thể là đơn vị được cho thuê lại đất. Về việc này, ngày 4/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận đồng ý chủ trương điều chỉnh Dự án, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư Dự án lọc dầu Vũng Rô cũng như KCN Hòa Tâm.

Bãi Gốc - địa điểm mới của Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô. (Ảnh: Thành Long)

Như vậy, mọi vướng mắc đã được tháo gỡ. Riêng việc bồi hoàn thiệt hại cho Công ty Hiệp Hòa Phát thì UBND tỉnh Phú Yên cam kết có trách nhiệm bồi hoàn các chi phí trong quá trình đầu tư, khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật

Hiện nay, Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô cũng quyết tâm thực hiện dự án khi ký quỹ cho UBND tỉnh Phú Yên 5 triệu USD. Ngoài ra, Công ty cũng chi hơn 100 triệu USD để mua bản quyền công nghệ và thiết kế kỹ thuật cũng như triển khai san lấp mặt bằng.

Ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh giao các ngành chức năng của tỉnh chậm nhất trong quý III phải hoàn tất các thủ tục cho nhà đầu tư để đảm bảo trong năm 2013 khởi công được dự án. Sau đó, nhân dân trong vùng dự án thuộc khu vực giải tỏa sẽ đến khu tái định cư mới.

Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô có tổng vốn đầu tư 3,18 tỷ USD, công suất 8 triệu tấn/năm. Sau khi hoàn thành đi vào khai thác, mỗi năm Nhà máy này đóng góp khoảng 110 triệu USD vào Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho 1.300 lao động địa phương. Đây là dự án quy mô lớn, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của tỉnh Phú Yên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nâng công suất Dự án lọc dầu Vũng Rô lên 8 triệu tấn/năm
Nâng công suất Dự án lọc dầu Vũng Rô lên 8 triệu tấn/năm

(VOV)- Việc điều chỉnh công suất của Dự án Lọc dầu Vũng Rô là phù hợp với chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam khi hội nhập quốc tế.

Nâng công suất Dự án lọc dầu Vũng Rô lên 8 triệu tấn/năm

Nâng công suất Dự án lọc dầu Vũng Rô lên 8 triệu tấn/năm

(VOV)- Việc điều chỉnh công suất của Dự án Lọc dầu Vũng Rô là phù hợp với chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam khi hội nhập quốc tế.

Chuẩn bị khởi công Nhà máy lọc dầu Vũng Rô
Chuẩn bị khởi công Nhà máy lọc dầu Vũng Rô

(VOV) - Tổng diện tích xây dựng Nhà máy lọc dầu Vũng Rô là 538 ha, trong đó, khu vực xây dựng Nhà máy rộng 450 ha

Chuẩn bị khởi công Nhà máy lọc dầu Vũng Rô

Chuẩn bị khởi công Nhà máy lọc dầu Vũng Rô

(VOV) - Tổng diện tích xây dựng Nhà máy lọc dầu Vũng Rô là 538 ha, trong đó, khu vực xây dựng Nhà máy rộng 450 ha

Hỗ trợ cho 58 hộ dân tại Vũng Rô
Hỗ trợ cho 58 hộ dân tại Vũng Rô

Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 25,9 tỷ đồng (bao gồm bồi thường đất, nhà cửa, vật kiến trúc, hỗ trợ ổn định cuộc sống, hỗ trợ chuyển đổi nghề).  

Hỗ trợ cho 58 hộ dân tại Vũng Rô

Hỗ trợ cho 58 hộ dân tại Vũng Rô

Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 25,9 tỷ đồng (bao gồm bồi thường đất, nhà cửa, vật kiến trúc, hỗ trợ ổn định cuộc sống, hỗ trợ chuyển đổi nghề).