Thừa Thiên Huế gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Đến hết tháng 10 vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế giải ngân vốn đầu tư công đạt 71% kế hoạch, thuộc nhóm 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, đơn vị, tập trung tháo gỡ vướng mắc, bàn giao mặt bằng để triển khai các dự án.

Dự án cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương, thành phố Huế có tổng mức đầu tư 2.281 tỷ đồng, trong đó vốn giai đoạn 1 hơn 1.855 tỷ đồng, thời gian thực hiện 4 năm. Dự án  do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư. Dự án gồm xây dựng cầu vượt sông Hương dài 380m, rộng 43m. Sau 11 tháng thi công, hạng mục cầu của dự án này đã cơ bản hoàn thành giải ngân hết vốn bố trí trong năm 2023.

Ông Thái Đình Đạo, Đội trưởng Đội thi công cầu Nguyễn Hoàng cho biết, đơn vị tập trung thi công, đảm bảo tiến độ công trình.

Theo ông Đạo: “Để đẩy nhanh tiến độ của dự án với thực tế ở công trường thi công 4 mũi thi công với nhân lực 175 người thi công ngày 3 ca, 8 tiếng 1 ca. Đến nay, 2 trụ phức tạp nhất thì nhà thầu đã triển khai xong, giờ còn triển khai những trụ biên - những trụ đó tương đối đơn giản. Tất cả đang đẩy nhanh tiến độ đến tháng 12 sẽ lắp các chân vòm”.

Hiện tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 30 dự án sử dụng vốn đầu tư công do cấp tỉnh quản lý đang gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng, nhiều nhất là ở thành phố Huế. UBND tỉnh đã sửa đổi Quyết định số 36 về quy định bồi thường tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.

Ông Bùi Ngọc Chánh, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Huế cho biết: “Chúng tôi quyết tâm hoàn thành một số dự án trọng điểm tỉnh đã đề ra, như: cầu Nguyễn Hoàng hoặc dự án Greencity, cầu vượt cửa biển Thuận An và đường ven biển Thuận An... Bên cạnh đó còn có những vướng mắc, khó khăn. Vừa qua, các sở, ngành đã xây dựng được điều chỉnh phù hợp với thực tế để giải quyết được những vướng mắc của công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề giải phóng mặt bằng để dự án triển khai đúng tiến độ”.

Đến 10 tháng năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế giải ngân hơn 4.030 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 71% kế hoạch, xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố và thuộc nhóm có tỷ lệ giải ngân cao của toàn quốc. Tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả 4 Tổ công tác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng, Giám đốc các Sở là thành viên để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.  

Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Tỉnh tổ chức giao ban định kỳ hằng tuần, làm việc với chủ đầu tư và tăng cường tần suất kiểm tra hiện trường để rà soát, đôn đốc, kịp thời phát hiện, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc phát sinh của từng dự án.

“Tỉnh cũng đã chỉ đạo các chủ đầu tư để ban hành triển khai từng dự án, tăng cường phối hợp và có phương án hỗ trợ của các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng. Tỉnh cũng yêu cầu những người đứng đầu của từng địa phương xem công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư công cũng như đầu tư ngoài ngân sách” - ông Minh nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thừa Thiên Huế: Sâm Bố Chính ở A Lưới chết hàng loạt
Thừa Thiên Huế: Sâm Bố Chính ở A Lưới chết hàng loạt

VOV.VN - Phần lớn diện tích sâm Bố Chính được trồng ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bị chết hàng loạt khiến người dân gặp khó khăn. Nguyên nhân cây sâm chết do bị bệnh nấm rồi thối gốc. Ngành Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai các giải pháp khắc phục.

Thừa Thiên Huế: Sâm Bố Chính ở A Lưới chết hàng loạt

Thừa Thiên Huế: Sâm Bố Chính ở A Lưới chết hàng loạt

VOV.VN - Phần lớn diện tích sâm Bố Chính được trồng ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bị chết hàng loạt khiến người dân gặp khó khăn. Nguyên nhân cây sâm chết do bị bệnh nấm rồi thối gốc. Ngành Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai các giải pháp khắc phục.

Thừa Thiên Huế: Động lực phát triển mới từ kinh tế cảng biển
Thừa Thiên Huế: Động lực phát triển mới từ kinh tế cảng biển

VOV.VN - Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng phát triển sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quy hoạch đô thị trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, gắn với phát triển kinh tế biển

Thừa Thiên Huế: Động lực phát triển mới từ kinh tế cảng biển

Thừa Thiên Huế: Động lực phát triển mới từ kinh tế cảng biển

VOV.VN - Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng phát triển sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quy hoạch đô thị trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, gắn với phát triển kinh tế biển

Thừa Thiên Huế đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Thừa Thiên Huế đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Ngay từ đầu năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với những dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thừa Thiên Huế đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Thừa Thiên Huế đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Ngay từ đầu năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với những dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp
Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

VOV.VN - Đến thời điểm này, tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa phát hiện tàu cá vi phạm đánh bắt hải sản ở vùng biển nước ngoài, hầu hết tàu cá hoạt động trên biển đều lắp đặt thiết bị giám sát hành trình… Đây là kết quả nỗ lực của các đơn vị, địa phương và ngư dân trong việc thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU.

Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

VOV.VN - Đến thời điểm này, tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa phát hiện tàu cá vi phạm đánh bắt hải sản ở vùng biển nước ngoài, hầu hết tàu cá hoạt động trên biển đều lắp đặt thiết bị giám sát hành trình… Đây là kết quả nỗ lực của các đơn vị, địa phương và ngư dân trong việc thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU.