Thực hiện Nghị quyết 35: Một số chỉ tiêu không đạt

VOV.VN - Một con số rất đáng quan tâm là có đến 50% mục tiêu của Nghị quyết 35 đề ra đã không đạt được.

Nghị quyết số 35 ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 đề ra 6 mục tiêu: Đến năm 2020, xây dựng DN Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động, trong đó có các DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. 

Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 48 - 49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp khoảng 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm, có khoảng 30 - 35% DN Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo. Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ, DN Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, một con số rất đáng quan tâm là có đến 50% mục tiêu của Nghị quyết đề ra đã không đạt được.

Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển DN nêu rõ: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, để hoàn thành các Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã được Quốc hội thông qua, Việt Nam phải đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu dựa trên tri thức đổi mới, sáng tạo, khoa học và công nghệ cao, trong đó doanh nghiệp, nhất là DN tư nhân là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế.

Nghị quyết số 35 đề ra 6 mục tiêu. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, có 3 mục tiêu không đạt được, đó là số lượng DN đến 2020 khoảng 1 triệu DN. Đến nay cả nước có khoảng 800.000 DN hoạt động. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm cũng chưa đạt được. GDP của khu vực tư nhân có xu hướng tăng lên, nhưng không đạt được mục tiêu 48-49% như Nghị quyết đề ra. Các chính sách khuyến khích hộ kinh doanh chưa đủ hấp dẫn, dẫn tới kém hiệu quả.

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, chuyên gia tư vấn dự án thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của DN nhỏ và vừa cho biết, từ trước đến nay, các hoạt động hỗ trợ DN vẫn tập trung quá nhiều vào câu chuyện sản xuất và tạo ra sản phẩm; chưa chú trọng vào nhiệm vụ trọng tâm là thị trường. Làm thế nào để kết nối được sản phẩm với thị trường là bài toán cần tập trung trong giai đoạn tới.

Có thể thấy rằng, việc triển khai Nghị quyết 35 của Chính phủ có thời điểm đã được thực hiện tốt. Tuy nhiên, yếu tố khách quan là trong năm nay khi dịch Covid-19 đã xảy ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của DN trong thời điểm rất quan trọng, khiến hàng loạt kế hoạch đề ra không thể triển khai. Có một thực tế hiện nay là năng lực của DN nước ta còn yếu. Đa số DN chưa xây dựng chiến lược dài hạn nên khó hấp thụ được những chính sách hỗ trợ.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những khó khăn về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, chất lượng nguồn nhân lực và quy mô của doanh nghiệp còn quá nhỏ khiến sức cạnh tranh của DN nước ta chưa cao và không tham gia được vào sân chơi lớn. Thực tế này đặt ra yêu cầu cộng đồng DN cần kiên kết hợp tác, dám đầu tư, dám chấp nhận khó khăn thách thức và dám chấp nhận rủi ro. Tác động của đại dịch Covid-19 đang đặt ra yêu cầu cho DN phải tăng cường khả năng thích ứng để phát triển. Mặc dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất điều chỉnh chính sách tài khóa mạnh hơn để kích thích sản xuất và tiêu dùng ở thị trường nội địa, nhưng tất cả vẫn đang ở thì tương lai.

Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, cục sẽ công khai những dự án đang hỗ trợ, đặc biệt là dự án đang triển khai là kết nối DNNVV với DN đầu chuỗi, đặc biệt là với những DN lớn ở nước ngoài. “Trong đó, cục sẽ lựa chọn, đánh giá năng lực để biết điểm yếu của DN ở đâu để mời các chuyên gia vào tư vấn. Làm sao để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cũng như giá thành mà DN đầu chuỗi yêu cầu. Hiện nay nhiều DN của Việt Nam chưa đủ tiêu chuẩn, chưa đảm bảo tiến độ và chất lượng khi tham gia vào đó”, ông Hùng chỉ rõ.

Năm 2020 nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Hiện nay, những thị trường xuất khẩu chính của nước ta như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc đều giảm sức mua đến 50%. Theo số liệu của Chính phủ, có đến 96% số DN của Việt Nam bị ảnh hưởng, với hơn 70.000 DN phải ngừng hoạt động và đóng cửa, chủ yếu là DNNVV. Trong khi các DN đang gặp khó khăn, những gói hỗ trợ lại chưa thực sự hiệu quả và kịp thời.

Ông Nguyễn Thành Biên, Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình cho rằng, trong lúc DN gặp khó khăn như hiện nay, việc được mong chờ nhất là Chính phủ có các gói hỗ trợ đủ mạnh để DN có đủ thời gian phục hồi. Còn chính quyền các địa phương cần tạo môi trường, hành lang pháp lý ưu việt nhất cho các DN tồn tại và phát triển. Hiện tại, các gói hỗ trợ vẫn còn xa với DN, nhất là DN nhỏ và siêu nhỏ. 

“Cộng đồng DN rất muốn có sự liên kết. Những DN lớn sẽ hỗ trợ những DN nhỏ, nhất là những DN mới khởi nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường kinh doanh nói chung và tại tỉnh Hòa Bình nói riêng vẫn chưa thông thoáng, nhiều luật cần điều chỉnh để phù hợp với DNNVV”, ông Biên nói.

Kết quả điều tra DN, do Đại học kinh tế quốc dân và nhóm nghiên cứu của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Jica thực hiện từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10/2020 cho thấy, có khoảng 30% DN phải cắt giảm quy mô sản xuất và 10% phải dừng hoạt động. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với các DN quy mô nhỏ là nặng nề nhất. Trong khi đó, có đến 80% DN không nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ. 2 lý do chính dẫn đến tình trạng này là do DN không đáp ứng được điều kiện và không có thông tin về chính sách. Các DN cho rằng, nhiều chính sách được đánh giá không có tác động như kỳ vọng như gói hỗ trợ chi phí logistic, cải cách hành chính.

PGS.TS. Bùi Đức Thọ, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân nêu thực tế từ nhiều cuộc báo cáo cho rằng, dù đã có nhiều chính sách đúng nhưng khi thực hiện lại kém hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy rằng, chính sách chưa thực sự phù hợp, cần phải được điều chỉnh thì mới thực hiện và đi vào cuộc sống.

Hiện nay, các DN trong những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, vận tải hàng hóa đường bộ, logistics, du lịch… tiếp tục gặp khó khăn. Họ đang mong đợi các gói hỗ trợ nhanh chóng triển khai để giảm bớt phần nào gánh nặng tài chính, để có thể duy trì hoạt động.

Theo phản ánh của các DN đang rất khó tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ. Chỉ có 2% DN tiếp cận được với các gói hỗ trợ trong đợt dịch Covid-19. Có quá nhiều văn bản chồng chéo, khiến DN rất khó thực thi. Năm 2020, xếp hạng môi trường kinh doanh của nước ta đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN, còn cách khá xa so với Thái Lan và Malaysia.

Ông Nguyễn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang cho biết, nhiều DN thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn còn những hiện tượng nhũng nhiễu. Một số cán bộ công chức đạo đức công vụ chưa tốt, dẫn đến chi phí không chính thức, hiện tượng tham nhũng vặt vẫn còn.

“Về quyền bình đẳng, các DN vẫn phản ánh DN tư nhân không được đối xử công bằng so với doanh nghiệp FDI và DN có nguồn gốc từ cổ phần hóa DN nhà nước”, ông Cường nói.

Một con số thống kê cho thấy, công tác cải cách thủ tục của nước ta còn nhiều bất cập là có đến 20% DN vẫn đang bị thanh kiểm tra 2 lần/năm. Việc theo dõi và đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ của các Bộ, ngành, địa phương chưa nghiêm túc. Báo cáo chủ yếu mang tính thống kê và công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa hiệu quả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Còn 91 doanh nghiệp phải cổ phần hóa đến hết năm 2020, khó khả thi
Còn 91 doanh nghiệp phải cổ phần hóa đến hết năm 2020, khó khả thi

VOV.VN - Theo Bộ Tài chính, đa số các tập đoàn, tổng công ty, DNNN không chủ động triển khai các chính sách của Nhà nước, đến khi phải thực hiện CPH mới bắt đầu thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, từ đó, ảnh hưởng đến tiến độ CPH.

Còn 91 doanh nghiệp phải cổ phần hóa đến hết năm 2020, khó khả thi

Còn 91 doanh nghiệp phải cổ phần hóa đến hết năm 2020, khó khả thi

VOV.VN - Theo Bộ Tài chính, đa số các tập đoàn, tổng công ty, DNNN không chủ động triển khai các chính sách của Nhà nước, đến khi phải thực hiện CPH mới bắt đầu thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, từ đó, ảnh hưởng đến tiến độ CPH.

Trang web hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với Covid-19
Trang web hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với Covid-19

VOV.VN - Trang web do VCCI xây dựng và quản trị nhằm cung cấp thông tin về các chính sách, giải pháp hỗ trợ DN ứng phó với dịch Covid-19; giúp DN tìm kiếm, tiếp cận các ưu đãi, hỗ trợ...

Trang web hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với Covid-19

Trang web hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với Covid-19

VOV.VN - Trang web do VCCI xây dựng và quản trị nhằm cung cấp thông tin về các chính sách, giải pháp hỗ trợ DN ứng phó với dịch Covid-19; giúp DN tìm kiếm, tiếp cận các ưu đãi, hỗ trợ...

Doanh nghiệp ra sức tuyển thêm người, sản xuất hàng phục vụ Tết Nguyên đán 
Doanh nghiệp ra sức tuyển thêm người, sản xuất hàng phục vụ Tết Nguyên đán 

VOV.VN - Các ngành như kinh doanh, bán lẻ, sản xuất, cơ khí, xây dựng... đang có nhu cầu tuyển dụng lượng lớn lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh dịp cận Tết.

Doanh nghiệp ra sức tuyển thêm người, sản xuất hàng phục vụ Tết Nguyên đán 

Doanh nghiệp ra sức tuyển thêm người, sản xuất hàng phục vụ Tết Nguyên đán 

VOV.VN - Các ngành như kinh doanh, bán lẻ, sản xuất, cơ khí, xây dựng... đang có nhu cầu tuyển dụng lượng lớn lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh dịp cận Tết.