Thương lái đòi "giảm cọc" mới thu mua lúa Hè Thu

VOV.VN - Nhiều thương lái hiện tại chỉ thu lúa đã đặt cọc trước.Khi đặt cọc giá 5.800 đồng/kg nhưng hiện tại họ đòi bớt mới cho người lấy sớm.

Năng suất lúa vụ này khá cao, thay vì phấn khởi bởi vụ mùa thuận lợi, thì bà con nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành đứng ngồi không yên vì lúa đến ngày thu hoạch mà chưa tìm đâu ra máy gặt. Ông Trịnh Văn Quýt, Trưởng ban nhân dân ấp Phú Mỹ cho biết, khu vực này có gần 2.000 ha lúa, mỗi vụ thì cần từ 20-30 máy gặt mới thu hoạch kịp, thế nhưng cả tuần nay lúa chín đầy đồng chỉ có xuống 3 máy gặt chạy suốt ngày đêm.

“Mấy vụ trước thì hợp đồng máy gặt từ Vĩnh Long, nhưng hiện nay tình hình dịch bệnh, phải giãn cách xã hội, không hợp đồng máy được nên thu hoạch lúa bị chậm. Còn đầu ra cũng khó khăn, dù giá cao thấp gì nông dân cũng phải bán” - ông Trịnh Văn Quýt nói.

Không chỉ khó khăn trong khâu thu hoạch mà đầu ra cũng không suôn sẻ gì, vì thiếu phương tiện vận chuyển trầm trọng, nhân công lại khan hiếm. Do vậy nhiều thương lái chấp nhận bỏ cọc hoặc chỉ đồng ý thu mua với giá thấp hơn giá thỏa thuận từ đầu vụ.

Ông Lê Văng Long, người có 2,5ha lúa OM 5451 cho biết: “Hiện tại thương lái nói lúa sụt, người ta chỉ thu lúa đã lấy cọc trước thôi. Lúc tôi đặt cọc giá 5.800 đồng/kg nhưng hiện tại người đòi bớt mới cho người lấy sớm. Còn giá lúa thời điểm hiện tại chỉ còn 5.200 đồng/kg”.

Để giúp nông dân thu hoạch lúa nhanh, tránh lúa bị đổ ngã, hạn chế thất thoát năng suất, UBND xã Mỹ Chánh bên cạnh tạo điều kiện cho các máy gặt đập xuống đồng, còn tích cực kêu gọi thương lái từ Bến Tre đến thu mua lúa, phân công Tổ Covid-19 cộng đồng hỗ trợ từ việc khai báo y tế, xét nghiệm nhanh, cam kết với địa phương… nhưng đến nay địa phương vẫn khó khăn cả khâu thu hoạch lẫn khâu tiêu thụ lúa.

Vụ Hè Thu này năng suất lúa của địa phương giao động 5,5 – 6,5 tấn/ha, tuy vậy phần lớn bà con nông dân vẫn không có lãi, bởi giá bán thấp, chi phí sản xuất tăng cao.

Ông Dương Duy Bảo, Chủ tịch UBND xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành cho biết: “Xã cũng có liên hệ, cũng tạo điều kiện cho người đến thu mua. Năm nay gặp khó ở chỗ thực hiện Chỉ thị 16 dựng nhiều chốt không qua được, nên lúa thu hoạch trễ, chín hơi rục, cũng gây khó khăn. Cái nữa là giá có lúc 5.600 đồng/kg, có lúc 5.200 đồng/kg. Giá phân bón vụ này tăng khoảng 40% trong khi giá lúa tụt xuống, nông dân không có lợi nhuận”.

Đến nay Trà Vinh đã thu hoạch lúa Hè Thu được hơn 30.000 ha, ước đạt gần 40% diện tích xuống giống và đang là thời điểm lúa Hè Thu chín rộ. Khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh là khó khăn chung của bà con nông dân trong vụ lúa Hè Thu này.

Trong khi nhiều nơi khó khăn như vậy thì ở những cánh đồng sản xuất lúa liên kết, có hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp đầu ra ổn định và nông dân vẫn có lãi. Đây là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của cách làm liên kết cả đầu vào lẫn đầu ra, tránh được tình trạng được mùa mất giá./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu hoạch lúa Hè Thu “tránh dịch”
Thu hoạch lúa Hè Thu “tránh dịch”

VOV.VN - Hiện nay, các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang bước vào thu hoạch lúa Hè Thu năm 2021. Vì địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội chống dịch nên việc thu hoạch, cũng như tiêu thụ lúa gặp nhiều khó khăn.

Thu hoạch lúa Hè Thu “tránh dịch”

Thu hoạch lúa Hè Thu “tránh dịch”

VOV.VN - Hiện nay, các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang bước vào thu hoạch lúa Hè Thu năm 2021. Vì địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội chống dịch nên việc thu hoạch, cũng như tiêu thụ lúa gặp nhiều khó khăn.

Vinafood 1 và Vinafood 2 vì sao không “ra tay” thu mua lúa Hè Thu?
Vinafood 1 và Vinafood 2 vì sao không “ra tay” thu mua lúa Hè Thu?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đặt vấn đề: Vinafood 1 và Vinafood 2 là 2 DN Nhà nước mà không tham gia tạm trữ lúa gạo thì không thể nói ai được. Trong lúc này vai trò của Nhà nước phải đưa lên hàng đầu.

Vinafood 1 và Vinafood 2 vì sao không “ra tay” thu mua lúa Hè Thu?

Vinafood 1 và Vinafood 2 vì sao không “ra tay” thu mua lúa Hè Thu?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đặt vấn đề: Vinafood 1 và Vinafood 2 là 2 DN Nhà nước mà không tham gia tạm trữ lúa gạo thì không thể nói ai được. Trong lúc này vai trò của Nhà nước phải đưa lên hàng đầu.

Đề xuất Chính phủ hỗ trợ mua tạm trữ lúa Hè Thu
Đề xuất Chính phủ hỗ trợ mua tạm trữ lúa Hè Thu

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông kiến nghị Chính phủ thu mua tạm trữ lúa Hè Thu để nông dân yên tâm cũng như kích cầu sản xuất vụ Thu Đông.

Đề xuất Chính phủ hỗ trợ mua tạm trữ lúa Hè Thu

Đề xuất Chính phủ hỗ trợ mua tạm trữ lúa Hè Thu

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông kiến nghị Chính phủ thu mua tạm trữ lúa Hè Thu để nông dân yên tâm cũng như kích cầu sản xuất vụ Thu Đông.