Thương mại điện tử của TP HCM vướng "nút cổ chai" về logistics

VOV.VN - Theo nhiều doanh nghiệp, thương mại điện tử của TP HCM đang phát triển rất nhanh, nhất là sau dịch bệnh Covid -19. Song, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp lĩnh vực này là cơ sở hạ tầng về dịch vụ logistics chưa đáp ứng được tốc độ phát triển.

Tại buổi đối thoại, gặp gỡ giữa lãnh đạo TP HCM với doanh nhân trẻ năm 2021, các doanh nghiệp cho rằng, thương mại điện tử của TP HCM đang phát triển rất nhanh luôn tăng trưởng gấp đôi so với mức tăng trung bình của cả nước. Tuy nhiên, logistics của thành phố vẫn chưa có nhiều thay đổi và đây sẽ là “nút thắt cổ chai” đối với thương mại điện tử của TPHCM hiện nay.

Tại buổi đối thoại, vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm đó là chuyển đổi số. Theo nhiều doanh nghiệp, thương mại điện tử của TP HCM đang phát triển rất nhanh, nhất là sau dịch bệnh Covid -19. Song, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp lĩnh vực này là cơ sở hạ tầng về dịch vụ logistics chưa đáp ứng được tốc độ phát triển.

Ông Trần Ngọc Thái Sơn- Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiki cho rằng, "nút thắt cổ chai lớn” trong phát triển thương mại điện tử của TP HCM hiện nay là khâu giao nhận hàng, bởi chúng ta đang dựa vào dịch vụ vận chuyển bằng xe máy. Việc vận chuyển bằng hình thức này mang tính đơn lẻ, chưa thực sự hiệu quả và lãng phí.

"Chúng ta nhìn những mô hình logistics của Amazon ở Mỹ, Coupang ở Hàn Quốc thì họ tập trung hàng tại kho bãi, thay vì hàng trăm đơn hàng giao từ điểm A đến B như thế. Chúng ta có những kho bãi được quy hoạch tập trung cụ thể, rõ ràng từ 10.000m2 - 50.000m2 ở trong khoảng 20 km khu vực TP HCM để chúng ta tập trung đi giao. Với hình thức này thì từ 100 đơn hàng, chúng ta tối ưu giảm xuống chỉ còn 20 chuyến hàng thôi” - ông Trần Ngọc Thái Sơn chia sẻ.

Chia sẻ với những trăn trở của ông Trần Ngọc Thái Sơn, bà Phạm Thị Bích Huệ-Chủ tịch hội đồng quản trị Western Pacific Group- một doanh nghiệp có hơn 20 năm làm dịch vụ logistics cho biết, trước đây, TP HCM quy hoạch logistics chỉ phục vụ cho hàng hóa xuất khẩu cho nên trung tâm logistics thường được quy hoạch gắn với cảng. Chính vì vậy, cơ sở hạ tầng dịch vụ này hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập. Chủ tịch hội đồng quản trị Western Pacific Group cho hay, công ty đã nhìn thấy nhu cầu và tiềm năng của dịch vụ logistics ở thị trường nội địa, song khó có thể tiếp cận được quỹ đất của thành phố.

Theo ông Sơn: "Chúng tôi hiện nay phải đi thuê lại các cơ sở thứ cấp bậc 2, bậc 3 để mở rộng các trung tâm logistics mà bị vướng thủ tục hành chính không triển khai được. Chúng tôi phải thuê lại dài hạn nhà xưởng và bỏ rất nhiều tiền để điều chỉnh, sửa chữa lại để có 1 trung tâm logistics nằm ở 1 cái hóp của thành phố. Chúng tôi kiến nghị thành phố nên xem xét lại quy hoạch logictics”.

Về vấn đề quy hoạch logictics, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công thương TP HCM cho biết, thành phố đã có Đề án quy hoạch logistics đến năm 2025 tầm nhìn 2030 và đang xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai dự án này với 3 nhóm giải pháp trọng tâm bao gồm: Cơ sở hạ tầng đường bộ, cảng biển, đường sông và kho bãi… ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực.

"Cụ thể về kho phục vụ cho thương mại điện tử, hiện nay trong đề án của chúng tôi có hơn 600ha với 7 khu, ngoài ra còn 2 khu dự phòng nữa. Các kho này trải dài rộng khắp thành phố từ TP.Thủ Đức, đến Nhà Bè, Bình Chánh, Củ chi, Hóc Môn…. nó bao quanh khắp thành phố các trung tâm logistics này” - ông Tú bày tỏ.

Theo ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP HCM, thành phố đang đẩy mạnh thực hiện chương trình chuyển đổi số. Trong năm 2021, thành phố sẽ thành lập Viện Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số. Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi số ngay từ bây giờ, nhất là chuyển đổi sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số,  đẩy mạnh thương mại điện tử.

Chủ tịch UBND TP HCM nhấn mạnh: "Thành phố cam kết đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân chuyển đổi số. Thành phố sẽ thành lập một trung tâm để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, có chương trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thành phố sẽ nâng cao chất lượng hơn nữa các chương trình cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân đã ban hành. Đặc biệt, thành phố sẽ chú trọng khâu tổ chức thực hiện, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, chuyển động toàn hệ thống để chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống”.

Với quyết tâm của lãnh đạo của UBND TP.HCM trong việc hỗ trợ và đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hy vọng thời gian tới thương mại điện tử và ngành logistics của thành phố sẽ có diện mạo mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một số vấn đề pháp lý về thương mại điện tử trên mạng xã hội tại Việt Nam
Một số vấn đề pháp lý về thương mại điện tử trên mạng xã hội tại Việt Nam

VOV.VN - Một số nghiên cứu gần đây của VCCI cho thấy, hiện nhiều quy định quản lý thông qua điều kiện kinh doanh cấp giấy phép hoạt động trên môi trường mạng còn nhiều bất cập; vấn đề bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ đối với các loại tài sản trong kinh tế số chưa thực sự rõ ràng...

Một số vấn đề pháp lý về thương mại điện tử trên mạng xã hội tại Việt Nam

Một số vấn đề pháp lý về thương mại điện tử trên mạng xã hội tại Việt Nam

VOV.VN - Một số nghiên cứu gần đây của VCCI cho thấy, hiện nhiều quy định quản lý thông qua điều kiện kinh doanh cấp giấy phép hoạt động trên môi trường mạng còn nhiều bất cập; vấn đề bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ đối với các loại tài sản trong kinh tế số chưa thực sự rõ ràng...

Thương mại điện tử sẽ “giải cứu” hàng hóa trong tình huống khẩn cấp
Thương mại điện tử sẽ “giải cứu” hàng hóa trong tình huống khẩn cấp

VOV.VN - Thương mại điện tử nhắm đến đối tượng là các nhà sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp như dịch bệnh và hàng hóa cần “giải cứu”.

Thương mại điện tử sẽ “giải cứu” hàng hóa trong tình huống khẩn cấp

Thương mại điện tử sẽ “giải cứu” hàng hóa trong tình huống khẩn cấp

VOV.VN - Thương mại điện tử nhắm đến đối tượng là các nhà sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp như dịch bệnh và hàng hóa cần “giải cứu”.

Giải cứu nông sản Hải Dương qua sàn thương mại điện tử Postmart
Giải cứu nông sản Hải Dương qua sàn thương mại điện tử Postmart

VOV.VN - Để chung tay giải cứu nông sản do ảnh hưởng của dịch bệnh, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam miễn phí vận chuyển toàn bộ hàng nông sản của Hải Dương được giao dịch trên sàn Postmart.vn.

Giải cứu nông sản Hải Dương qua sàn thương mại điện tử Postmart

Giải cứu nông sản Hải Dương qua sàn thương mại điện tử Postmart

VOV.VN - Để chung tay giải cứu nông sản do ảnh hưởng của dịch bệnh, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam miễn phí vận chuyển toàn bộ hàng nông sản của Hải Dương được giao dịch trên sàn Postmart.vn.

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp trụ vững trong dịch Covid-19
Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp trụ vững trong dịch Covid-19

VOV.VN - Thương mại điện tử là một kênh hỗ trợ, giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm những khách hàng mới, tăng doanh thu…

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp trụ vững trong dịch Covid-19

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp trụ vững trong dịch Covid-19

VOV.VN - Thương mại điện tử là một kênh hỗ trợ, giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm những khách hàng mới, tăng doanh thu…