Thương mại Việt Nam – Brazil sẽ đạt 2 tỷ USD năm 2013

(VOV) - Thị trường Brazil có 195 triệu dân, thị phần hàng nhập khẩu liên tục tăng, người dân vẫn ưa chuộng hàng hóa nhập khẩu...

Thương vụ Việt Nam tại Brazil đánh giá, thị trường Brazil còn nhiều tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập. Bởi vì: Thứ nhất, Brazil là địa bàn nhiều tiềm năng, diện tích đứng thứ 5 và có quy mô nền kinh tế đứng thứ 6 trên thế giới với dân số đông tới 195 triệu người. Trong cơ cấu hàng hóa tiêu dùng toàn quốc của Brazil, thị phần loại hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu tăng 19,5% năm 2011 lên 21,6% năm 2012.

Hàng dệt may là một trong nhiều mặt hàng của Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang Brazil

Trong tổng lượng hàng hóa lưu thông quốc gia, thị phần loại hàng hóa được nhập khẩu chiếm 23,2 % trong năm 2012. Dung lượng thị trường hàng hóa quốc gia đạt trên 1000 tỷ USD/năm. Dung lượng thị trường nhập khẩu đạt hơn 225 tỷ USD/năm, tăng trưởng trung bình trên 15% trong 10 năm qua. Hệ số xuất khẩu của Brazil còn gọi là lượng hàng hóa sản xuất ra trong năm dành cho xuất khẩu đạt 20,6% năm 2012. Năm 2013, dự báo tăng trưởng kinh tế GDP đạt mức trên 3%.

Thứ hai, trong quá trình phát triển và công nghiệp hóa, quy mô nhập khẩu hàng hóa của Brazil vẫn tăng không ngừng. Riêng trong tháng 4/2013, giá trị nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, nhất là loại hàng tiêu dùng ngắn hạn tăng 23% so với cùng kỳ năm 2012. Hàng hóa nhập khẩu về mỹ phẩm tăng 55%, hàng may mặc tăng 35%, dược phẩm tăng 24%. Trong dân cư vẫn còn bộ phận lớn có tâm lý, thị hiếu ưa chuộng hàng hóa nhập khẩu.

Thứ ba, thị phần xuất khẩu của ta còn nhỏ, chỉ chiếm 0,32% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu của thế giới vào Brazil. Nhiều siêu thị, trung tâm phân phối ở vùng sâu vùng xa vẫn còn ít biết tới các sản phẩm hàng hóa của ta.

Thứ tư, nhu cầu kinh tế mở và tăng cường nhập khẩu là nhu cầu phát triển nội tại của chính nước sở tại, phù hợp với lợi ích quốc tế và xu thế thời đại. Mặt khác, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc Brazil nâng thuế nhập khẩu vào cuối năm 2012 đối với hàng trăm mặt hàng nhập khẩu (trong đó có nhiều nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất công nghiệp trong nước) đã góp phần làm tăng giá đầu vào của thành phẩm làm cho giá hàng sản xuất trong nước trở nên đắt đỏ, kém cạnh tranh trên thị trường nội địa và thế giới, làm ảnh hưởng xuất khẩu.

Hiệp hội các doanh nghiệp Ngoại thương (Abece) gồm các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu Brazil cũng gửi văn bản tới Hội đồng Ngoại thương thuộc Chính phủ Brazil bày tỏ quan điểm không ủng hộ các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa thiết yếu cho hoạt động sản xuất. Hiệp hội Abece nhấn mạnh rằng việc nhập khẩu góp phần thu hút công nghệ mới, mua được hàng hóa, sản phẩm phục vụ sản xuất đạt hiệu quả cao hơn góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng chất lượng, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm công nghiệp và dịch vụ đặc biệt cho xuất khẩu của Brazil.

Một số nhân tố chính nói trên là cơ hội tốt để đẩy mạnh hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Brazil. Ước tính tổng kim ngạch thương mại song phương sẽ đạt mốc 2 tỷ USD trong năm 2013.

Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2013, giá trị trao đổi thương mại 2 chiều của Việt Nam với Brazil đạt 422 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 207,7 triệu USD, tăng 41,9 % so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu đạt 214,3 triệu USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ.

Một số mặt hàng xuất khẩu chính gồm giày dép các loại (tăng 21,3% đạt 65,6 triệu USD), thủy sản, máy móc, thiết bị phụ tùng các loại, máy vi tính và linh kiện điện tử, điện thoại và linh kiện, dệt may, túi xách, mũ, ô dù, xơ sợi dệt các loại, sản phẩm từ thép, phương tiện vận tải và phụ tùng.

Mặt hàng nhập khẩu chính phục vụ sản xuất trong nước gồm sắt thép các loại, bông các loại, linh kiện phụ tùng ô to, nguyên liệu thuốc lá, gỗ và sản phẩm gỗ, nguyên liệu dệt may, da giày./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cá tra Việt Nam lại gặp khó ở thị trường Brazil
Cá tra Việt Nam lại gặp khó ở thị trường Brazil

Việc xuất khẩu cá tra sang thị trường này đang bị chậm lại do cơ quan chức năng của Brazil tăng thời gian cấp phép nhập khẩu cá tra từ 3 ngày lên 120 ngày.

Cá tra Việt Nam lại gặp khó ở thị trường Brazil

Cá tra Việt Nam lại gặp khó ở thị trường Brazil

Việc xuất khẩu cá tra sang thị trường này đang bị chậm lại do cơ quan chức năng của Brazil tăng thời gian cấp phép nhập khẩu cá tra từ 3 ngày lên 120 ngày.

Việt Nam liên tục xuất siêu vào thị trường Brazil
Việt Nam liên tục xuất siêu vào thị trường Brazil

Theo số liệu báo cáo chính thức của Vụ Kế hoạch và Phát triển Ngoại thương (DEPLA) thuộc Bộ Phát triển Công nghiệp và Ngoại Thương Brazil (MDIC), từ tháng 11/2009 đến tháng 01/2010, các doanh nghiêp Việt Nam liên tục xuất siêu sang thị trường Brazil.

Việt Nam liên tục xuất siêu vào thị trường Brazil

Việt Nam liên tục xuất siêu vào thị trường Brazil

Theo số liệu báo cáo chính thức của Vụ Kế hoạch và Phát triển Ngoại thương (DEPLA) thuộc Bộ Phát triển Công nghiệp và Ngoại Thương Brazil (MDIC), từ tháng 11/2009 đến tháng 01/2010, các doanh nghiêp Việt Nam liên tục xuất siêu sang thị trường Brazil.

Việt Nam xuất siêu vào thị trường Brazil gần 15,6 triệu USD
Việt Nam xuất siêu vào thị trường Brazil gần 15,6 triệu USD

Thương vụ Việt Nam tại Brazil cho biết, 8 tháng năm 2010, tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam vào Brazzil đạt 576,60 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 65,90%.

Việt Nam xuất siêu vào thị trường Brazil gần 15,6 triệu USD

Việt Nam xuất siêu vào thị trường Brazil gần 15,6 triệu USD

Thương vụ Việt Nam tại Brazil cho biết, 8 tháng năm 2010, tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam vào Brazzil đạt 576,60 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 65,90%.

Giày dép Việt chiếm thị phần cao nhất tại thị trường Brazil
Giày dép Việt chiếm thị phần cao nhất tại thị trường Brazil

(VOV)-Vượt qua Indonesia, Trung Quốc, Pagaguay, sản phẩm giầy dép của Việt Nam giành thị phần cao nhất tại Brazil, chiếm tới 48,3%.

Giày dép Việt chiếm thị phần cao nhất tại thị trường Brazil

Giày dép Việt chiếm thị phần cao nhất tại thị trường Brazil

(VOV)-Vượt qua Indonesia, Trung Quốc, Pagaguay, sản phẩm giầy dép của Việt Nam giành thị phần cao nhất tại Brazil, chiếm tới 48,3%.