Tìm đầu ra cho tôm hùm bông tại Nam Trung bộ

VOV.VN - Khoảng 3 tháng trở lại đây, việc tiêu thụ tôm hùm bông ở các tỉnh Nam Trung bộ gặp nhiều khó khăn, ách tắc do phía Trung Quốc sửa đổi luật Bảo vệ động vật hoang dã và tôm hùm bông nằm trong danh sách này. Lượng tôm hùm bông tồn đọng đã lên đến hàng trăm tấn, gây khó khăn cho người nuôi.

35 năm gắn bó với nghề nuôi tôm hùm tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhưng chưa bao giờ bà Nguyễn Thị Ánh Quyên gặp khó khăn như hiện nay. Nuôi tôm hùm bông cần đầu tư vốn lớn từ con giống, nhân công, thức ăn và phải đến 18 tháng mới cho thu hoạch. Nay tôm đã lớn nhưng không có người mua bởi ách tắc trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc. Người nuôi đã cạn vốn nhưng không thể vay thêm.

Bà Nguyễn Thị Ánh Quyên chia sẻ: "Gắn liền với ngành tôm hùm này hơn nửa đời người rồi, tôi chưa bao giờ thấy tình trạng như thế này. Bí bách lắm rồi, phải kêu cứu. Mỗi tháng phải xuất hàng luân phiên để có tiền mồi cho tôm hùm ăn, bây giờ không bán được lấy đâu ra tiền. Vay Nhà nước thì có hạn, còn vay ngoài, người ta nói tôm hùm không xuất được, cho vay biết chừng nào lấy được tiền. Mà vay ngoài thì lãi suất cao, và thậm chí là không cho vay".

Tôm lớn đến kỳ thu hoạch nhưng không có người mua là tình trạng chung tại nhiều vùng biển ở Nam Trung bộ. Tương tự, ông Võ Văn Thái, Giám đốc Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản du lịch Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà cho biết, hơn 30 hộ dân trong hợp tác xã đang tồn đọng hơn 100 tấn tôm hùm, với giá hơn 1 triệu đồng/1kg, tổng trị giá hơn 100 tỷ đồng.

Những năm trước, ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nhưng việc tiêu thụ tôm hùm thuận lợi hơn so với hiện nay. Từ mấy tháng nay, thương lái thu mua cầm chừng với tần suất khoảng 10 ngày/chuyến, mua chuyến trước xuất hết hàng sau đó mới quay lại mua chuyến mới với lượng mua rất thấp.

Qua thông tin, ông Võ Văn Thái được biết, phía Trung Quốc đã áp dụng các quy định rất chặt chẽ về tôm hùm bông mà người nuôi khó đáp ứng được ngay.

"Bây giờ, thương lái bắt tôm rất chậm, như mấy hôm nay thì không có ai bắt. Không như hồi năm ngoái là bắt ồ ạt, hết người này đến người kia, chúng tôi bán không kịp. Hiện, bên Trung Quốc người ta yêu cầu giấy tờ, thế hệ thả tôm giống đòi hỏi F2. Bây giờ, người ta nuôi đã thành phẩm rồi thì con giống đâu nữa. Ví dụ, ngay từ bây giờ các anh yêu cầu thì được" - ông Thái bày tỏ.

Tôm hùm xanh và tôm hùm bông là các loại tôm hùm xuất khẩu chính của nước ta. Trong 9 tháng của năm 2023, xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc đạt hơn 95 triệu USD, giảm hơn 46% so với cùng kỳ 2022. Hiện nay, tôm hùm của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm đến 98%. Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc sửa Luật về bảo vệ động vật hoang dã, trong đó, tôm hùm bông tự nhiên nằm trong danh mục cấm đánh bắt, sử dụng, giao dịch buôn bán. Hải quan các cửa khẩu Trung Quốc kiểm soát chặt tôm hùm bông khai thác tự nhiên nhập khẩu. Muốn được thông quan, tôm hùm phải trải qua quá trình nuôi. Nhà nhập khẩu của Trung Quốc muốn nhập khẩu phải xin giấy phép của Cục Ngư nghiệp, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

Ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, khi có những ách tắc xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với Hải quan Trung Quốc.

Theo ông Bá Anh: "Đối với tôm hùm nuôi để chứng minh với cơ quan thẩm quyền Trung Quốc thì phải không được đánh bắt trực tiếp và phải chứng minh qua quá trình nuôi. Nếu con giống khai thác từ tự nhiên thì không được coi đấy là tôm hùm nuôi. Chưa có nhà nhập khẩu nào của Trung Quốc xin được giấy phép. Có khả năng xuất khẩu nhưng nhà nhập khẩu Trung Quốc không xin được giấy phép thì không có đối tác phía nhập khẩu".

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tình trạng tồn đọng hàng sẽ gây khó khăn cho hộ nuôi. Điều này cũng ảnh hưởng đến mục tiêu xuất khẩu tôm hùm cả năm khoảng 4.000 tấn. Đưa ra giải pháp, ngoài việc tập trung khơi thông thị trường với phía Trung Quốc theo các quy định mới, người nuôi cần thay đổi theo xu hướng tiêu dùng, để đáp ứng yêu cầu của các thị trường. 

Theo ông Phùng Đức Tiến, các ngành, địa phương, viện, trường cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tập trung vào việc nâng cao năng lực, chất lượng con giống, quy trình nuôi, chế độ dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh... Từ đó, tập trung chế biến sâu xuất khẩu nhằm gia tăng giá trị, thay vì thói quen đóng vào bao xuất thô, bán tươi sống như hiện nay. 

"Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường phải phối hợp với Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (SPS), Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xem xét, đàm phán để cho có tình có lý và có thể giải quyết những vấn đề này. Cũng như văn bản quy phạm pháp luật là phải có điều khoản chuyển tiếp" - ông Tiến nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ NN&PTNT tháo gỡ khó khăn cho thị trường xuất khẩu tôm hùm
Bộ NN&PTNT tháo gỡ khó khăn cho thị trường xuất khẩu tôm hùm

VOV.VN - Trong thời gian chờ phía Trung Quốc cung cấp thông tin, biểu mẫu đăng ký mới, Cục Thủy sản phối hợp các địa phương tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị tôm hùm thực hiện nghiêm quy định của Luật Thuỷ sản năm 2017.

Bộ NN&PTNT tháo gỡ khó khăn cho thị trường xuất khẩu tôm hùm

Bộ NN&PTNT tháo gỡ khó khăn cho thị trường xuất khẩu tôm hùm

VOV.VN - Trong thời gian chờ phía Trung Quốc cung cấp thông tin, biểu mẫu đăng ký mới, Cục Thủy sản phối hợp các địa phương tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị tôm hùm thực hiện nghiêm quy định của Luật Thuỷ sản năm 2017.

Xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc bị ách tắc: Người nuôi lo lỗ nặng
Xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc bị ách tắc: Người nuôi lo lỗ nặng

VOV.VN - Trung Quốc sửa Luật bảo vệ động vật hoang dã, cấm bắt và buôn bán tôm hùm bông thiên nhiên khiến Việt Nam khó xuất khẩu sang nước này, người nuôi tôm lo lỗ nặng.

Xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc bị ách tắc: Người nuôi lo lỗ nặng

Xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc bị ách tắc: Người nuôi lo lỗ nặng

VOV.VN - Trung Quốc sửa Luật bảo vệ động vật hoang dã, cấm bắt và buôn bán tôm hùm bông thiên nhiên khiến Việt Nam khó xuất khẩu sang nước này, người nuôi tôm lo lỗ nặng.

Lý do tôm hùm bông Việt Nam xuất sang Trung Quốc bị ách tắc
Lý do tôm hùm bông Việt Nam xuất sang Trung Quốc bị ách tắc

Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) cho biết, việc xuất khẩu tôm hùm bông sống sang Trung Quốc gặp khó khăn không phải do vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm hay thủ tục hải quan mà do nguyên nhân khác.

Lý do tôm hùm bông Việt Nam xuất sang Trung Quốc bị ách tắc

Lý do tôm hùm bông Việt Nam xuất sang Trung Quốc bị ách tắc

Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) cho biết, việc xuất khẩu tôm hùm bông sống sang Trung Quốc gặp khó khăn không phải do vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm hay thủ tục hải quan mà do nguyên nhân khác.

Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu tôm hùm bông: Lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp
Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu tôm hùm bông: Lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp

VOV.VN - Liên quan đến thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu tôm hùm bông, Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương theo dõi sát thông tin thị trường để khuyến cáo người dân lựa chọn đối tượng nuôi: Giảm nuôi tôm hùm bông, tăng nuôi tôm hùm xanh và thu hoạch vào thời điểm thích hợp.

Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu tôm hùm bông: Lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp

Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu tôm hùm bông: Lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp

VOV.VN - Liên quan đến thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu tôm hùm bông, Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương theo dõi sát thông tin thị trường để khuyến cáo người dân lựa chọn đối tượng nuôi: Giảm nuôi tôm hùm bông, tăng nuôi tôm hùm xanh và thu hoạch vào thời điểm thích hợp.