Tòa nhà cao nhất TQ tỷ lệ nghịch với kinh tế của quốc gia này
VOV.VN - Sự hình thành các tòa nhà chọc trời đều gắn liền với các sự kiện “xui xẻo” như suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính...
Việc xây dựng tháp Thượng Hải (Shanghai Tower), Trung Quốc, cao 2073 feet (632 m) được kỳ vọng trở thành minh chứng cho thành tựu kinh tế phát triển vượt bậc của quốc gia lớn này.
Tháp Thượng Hải hiện là tòa nhà cao nhất ở Trung Quốc và là tòa nhà cao thứ hai thế giới, sau Burj Khalifa ở Dubai. Tòa tháp này mới được khánh thành năm 2015, và dự kiến sẽ là nơi đặt trụ sở văn phòng cũng như khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới.
Tháp Thượng Hải hiện là tòa nhà cao nhất ở Trung Quốc và là tòa nhà cao thứ hai thế giới |
Tuy nhiên, sự bùng nổ xây dựng phù phiếm trong lịch sử đã cho thấy sự trùng hợp với sự khởi đầu của thời kỳ suy thoái kinh tế, theo Barclays.
Thực tế đã chứng minh sự hình thành các tòa nhà chọc trời này đều gắn liền với các sự kiện “xui xẻo” như suy thoái kinh tế hay khủng hoảng hoảng tài chính, ngân hàng… Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà người ta gắn các tòa nhà chọc trời với các “điềm báo đen đủi”.
Sự suy thoái trường kỳ của Mỹ từ năm 1873 đến 1878 được cho là gắn liền với việc khởi công xây dựng tòa nhà Equitable Life Building cao 142 feet ở New York City vào năm 1873.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Anh năm 1890 cũng bị gắn với sự hình thành của tòa Auditorium cao 269 feet ở Chicago và tòa New York World cao 309 feet ở New York vào cùng thời điểm này.
Tòa nhà mpire State cao 1.250 feet |
Vào giai đoạn 1929–1933, kinh tế toàn cầu nằm trong cơn ác mộng của đại suy thoái, cũng là lúc hàng loạt tòa nhà chọc trời mọc lên, bao gồm Wall Street năm 1929 cao 927 feet, tòa nhà Chrysler cao 1.046 feet, và tòa nhà Empire State cao 1.250 feet.
Tòa tháp đôi ở Malaysia - Petronas Towers cao 1.483 feet |
Cách đây hơn chục năm, cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á từ năm 1997 đến 1998 cũng được quy cho việc xây dựng tòa tháp đôi ở Malaysia - Petronas Towers cao 1.483 feet vào năm 1997.
Tòa nhà cao 1.671 feet ở Đài Bắc |
Tòa nhà cao 1.671 feet ở Đài Bắc năm 1999 cũng bị gắn với bong bóng công nghệ và suy thoái kinh tế vào những năm đầu tiên của năm 2000.
Việc khởi công xây dựng Sky City ở Trung Quốc có lẽ cũng không đem lại triển vọng sáng sủa hơn cho nền kinh tế nước này. Chính quyền Trung Quốc đã quyết định hoãn xây dựng tòa nhà 220 tầng cao 2.749 hoành tráng này, dự kiến được xây với tổng kinh phí khoảng 628 triệu USD./.