TP.HCM cần sớm mở lại chợ truyền thống để giảm tải cho hệ thống siêu thị

VOV.VN - Lượng khách mua sắm tại chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã giảm, tuy nhiên, có một số thời điểm, một số điểm bán thiếu cục bộ các mặt hàng như trứng, rau...

Sáng nay (18/7) tại Hà Nội, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức cuộc họp trực tuyến với các Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 19 tỉnh, thành phố để bàn các giải pháp, phương án về nguồn hàng, phương thức cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa bàn dân cư và hỗ trợ tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, hàng hóa tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại được niêm yết công khai. Tại các chợ, giá hàng hóa thiết yếu thường cao hơn hệ thống siêu thị từ 5% trở lên.

Vụ Thị trường trong nước đang theo dõi sát, nắm bắt nhu cầu hàng hoá thiết yếu của người dân tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam cũng như kiểm soát tình hình giá cả thị trường, xử lý các trường hợp đầu cơ tăng giá trục lợi, tham mưu, thực hiện các biện pháp để giải quyết, đảm bảo cung ứng hàng hoá cho các tỉnh phía Nam.

“Trong thời gian qua, có việc giá hàng hóa tăng, điều này cũng không nằm trong mong muốn của các doanh nghiệp, các thương nhân phân phối. Trong bối cảnh các chợ đầu mối phải đóng như vậy, Bộ kiến nghị thiết lập các điểm tập kết trung chuyển hàng hóa thiết yếu, có kiểm soát an toàn dịch bệnh để thay chợ đầu mối và điểm trung chuyển. Và trao đổi với TP.HCM, đó là việc sớm mở cửa trở lại một số các chợ truyền thống mới có thể giảm tải cho hệ thống siêu thị” - ông Trần Duy Đông nói.

Tại TP.HCM, 2 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức thí điểm cho phép một số hộ mở lại mua bán rau, củ, quả và thịt. Việc vận chuyển thực phẩm tươi sống vào thành phố đã được thuận lợi hơn. Nhìn chung, lượng khách mua sắm tại chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã giảm, tuy nhiên, có một số thời điểm, một số điểm bán thiếu cục bộ các mặt hàng như trứng, rau.

Ông Trương Văn Ba, Cục Trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho rằng: Hệ thống phân phối TP.HCM yếu, cơ bản bây giờ, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Giao thông Vận tải phải có giải pháp kết nối với các nhà cung cấp và liên hệ các địa phương để làm tốt chuỗi cung ứng, còn nếu chợ truyền thống đóng cửa, siêu thị mở mà hàng hóa không có thì tình trạng tăng giá vẫn có thể diễn ra.

Hiện nay, tình hình thị trường đang thay đổi từng giờ, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Tổ công tác Tiền phương về đảm bảo hàng hoá thiết yếu cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam sẽ có trách nhiệm cập nhật thông tin và điều phối, đưa ra các hình thức cung ứng hàng hóa phù hợp. Việc mở lại chợ truyền thống ở TP.HCM với điều kiện bảo đảm quy định phòng, chống dịch là điều kiện tiên quyết, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: “Nếu chúng ta không làm tốt, không mở lại các chợ truyền thống cũng như là 3 chợ đầu mối thì chắc chắn sẽ thiếu hàng mà không thể khắc phục được. Đề xuất của Bộ Công Thương và đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Công Thương với TP.HCM là tiếp tục mở lại các chợ truyền thống, 3 chợ đầu mối nhưng với điều kiện đảm bảo đáp ứng được điều kiện y tế là hết sức quan trọng. Nếu không nói, đây là điều kiện tiên quyết và quyết định cho việc cung ứng hàng hóa thiết yếu cho không những TP.HCM mà còn các tỉnh thành khác.

Qua kinh nghiệm của TP.HCM vừa qua, thì các tỉnh, nhất là 16 tỉnh mới áp dụng từ 0h tối hôm nay 19/7, cũng đề nghị là không đóng cửa tất cả các chợ truyền thống và các chợ đầu mối, phải tăng cường việc đảm bảo các điều kiện chống dịch. Thứ hai, chúng tôi rất mong là tất cả hệ thống siêu thị tất cả các tỉnh, thành phố, trung tâm thương mại phải tăng giờ bán lên. Thứ ba là tăng các điểm bán hàng lưu động, vừa rồi là việc tăng bán hàng lưu động rất hiệu quả”.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: “Thu hoạch, vận chuyển, phân phối, tắc một điểm là hệ thống cũng gãy luôn. TP.HCM là một vai trò đầu tàu kinh tế, một vị trí đặc biệt, một trung tâm thương mại, hành chính, chính trị của cả nước, trách nhiệm của các địa phương để làm sao mà luân chuyển hàng nông sản để bình ổn xã hội. Chúng ta cũng phải tiên lượng tất cả những yếu tố đó để có trách nhiệm với TP.HCM”.

Bộ Công Thương khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với TP.HCM và tỉnh, thành phố khác để có phương án vận chuyển hàng hóa đến những nơi áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg và những nơi cần thiết nhất để người dân thuận tiện trong tiếp cận thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thành lập Tổ công tác Tiền phương đảm bảo hàng hoá thiết yếu
Thành lập Tổ công tác Tiền phương đảm bảo hàng hoá thiết yếu

VOV.VN - Trước yêu cầu cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu, đảm bảo cuộc sống của người dân tại các tỉnh phía Nam Bộ Công Thương đã quyết định thành lập Tổ công tác Tiền phương.

Thành lập Tổ công tác Tiền phương đảm bảo hàng hoá thiết yếu

Thành lập Tổ công tác Tiền phương đảm bảo hàng hoá thiết yếu

VOV.VN - Trước yêu cầu cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu, đảm bảo cuộc sống của người dân tại các tỉnh phía Nam Bộ Công Thương đã quyết định thành lập Tổ công tác Tiền phương.

Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng giãn cách xã hội
Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng giãn cách xã hội

VOV.VN - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã chỉ đạo Bộ Công Thương chuẩn bị nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng giãn cách xã hội

Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng giãn cách xã hội

VOV.VN - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã chỉ đạo Bộ Công Thương chuẩn bị nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Bình Dương cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu trong mọi tình huống dịch bệnh
Bình Dương cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu trong mọi tình huống dịch bệnh

VOV.VN - Các siêu thị trên địa bàn Bình Dương đã tăng từ 50 – 100% các mặt hàng nhu yếu phẩm, đặc biệt là các mặt hàng phòng, chống dịch bệnh để phục vụ người dân.

Bình Dương cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu trong mọi tình huống dịch bệnh

Bình Dương cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu trong mọi tình huống dịch bệnh

VOV.VN - Các siêu thị trên địa bàn Bình Dương đã tăng từ 50 – 100% các mặt hàng nhu yếu phẩm, đặc biệt là các mặt hàng phòng, chống dịch bệnh để phục vụ người dân.