Lại xuất hiện kè tạm “băm nát” biển Mũi Né ở Bình Thuận

VOV.VN - Các doanh nghiệp du lịch đã xây dựng kè tạm “băm nát” biển Mũi Né ở Bình Thuận.

Mới đây, khu vực bãi tắm Hàm Tiến – Mũi Né (tỉnh Bình Thuận) xuất hiện đoạn kè mềm cao gần 2m lấn ra biển gây rất nhiều khó khăn cho người dân, du khách khi di chuyển qua khu vực này. Đáng nói, đây không phải lần đầu tiên các doanh nghiệp du lịch xây kè theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. 

 Đoạn kè mềm của cơ sở Thái Hoà choán hết lối đi trên biển.
Những ngày qua, người dân địa phương và du khách tại phường Hàm Tiến (TP Phan Thiết) bức xúc khi thấy một công trình kè mềm dài gần 50m, cao gần 2m nằm choán ra hết khu vực bãi biển. Đây là bờ kè do cơ sở du lịch Thái Hòa tự dựng lên. Do kè túi cát xây cao, lại chiếm hết lối đi bờ biển nên mọi người di chuyển qua đoạn này gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Nam – một người dân tại khu phố 4, phường Hàm Tiến nói: “Họ làm kè kiểu này thì sáng không thể nào tập thể dục được. Nếu họ làm thời gian lâu thì mặt kè bằng vải sẽ đóng rong, khách sẽ trượt chân ngã rất nguy hiểm. Thời gian trước khúc phía dưới đường Nguyễn Đình Chiểu đã làm kè kiểu này khiến dòng chảy thay đổi và nhiều người bị đuối nước”.
Các con sóng khi đánh vào đây sẽ dạt sang hai bên, khiến dòng chảy nước thay đổi.

Ủy ban nhân dân phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết cho biết, từ khi công trình kè mềm của cơ sở du lịch Thái Hòa mọc lên, địa phương đã nhận nhiều ý kiến phản đối từ người dân lẫn các cơ sở du lịch. Dù đây là công trình được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận cấp phép nhưng doanh nghiệp xây kè, đổ đất một khoảng lớn nhô ra biển đã ít nhiều tác động đến mỹ quan bãi biển.

Ông Trần Thanh Tân, Phó Chủ tịch UBND phường Hàm Tiến, Thành phố Phan Thiết nói: “Liên quan đến việc xây dựng kè của cơ sở Thái Hoà thì địa phương sẽ tiếp tục theo dõi phản ánh của người dân, các doanh nghiệp và đặc biệt là phản ứng của du khách. Nếu có ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực thì phường sẽ kiến nghị cấp trên sớm có giải pháp xử lý tốt nhất”.

Bãi biển Hàm Tiến – Mũi Né đang bị “băm nát” bởi hàng chục đoạn kè tự phát...

Được biết, trước cơ sở du lịch Thái Hòa, bãi biển Hàm Tiến – Mũi Né đã xuất hiện 23 đoạn kè mềm, kéo dài từ khu du lịch Ngọc Bích đến khu du lịch Hoàng Ngọc do 11 cơ sở du lịch tại phường Hàm Tiến tự ý xây dựng. Việc xây kè tạm không chỉ gây sạt lở cho những khu vực liền kề, nhếch nhác mà ít nhiều còn làm thay đổi dòng vận chuyển cát dọc bờ và ngang bờ, khiến dòng chảy bị thay đổi, là một trong các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ đuối nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sạt lở kè biển uy hiếp di tích lịch sử Quốc gia địa đạo Vịnh Mốc
Sạt lở kè biển uy hiếp di tích lịch sử Quốc gia địa đạo Vịnh Mốc

VOV.VN -Do nước biển xói sâu vào thân đê tạo thành các hàm ếch, uy hiếp đến di tích lịch sử Quốc gia địa đạo Vịnh Mốc và cuộc sống người dân.

Sạt lở kè biển uy hiếp di tích lịch sử Quốc gia địa đạo Vịnh Mốc

Sạt lở kè biển uy hiếp di tích lịch sử Quốc gia địa đạo Vịnh Mốc

VOV.VN -Do nước biển xói sâu vào thân đê tạo thành các hàm ếch, uy hiếp đến di tích lịch sử Quốc gia địa đạo Vịnh Mốc và cuộc sống người dân.

Vì sao nhiều đê kè biển trăm tỷ ở Quảng Bình bị phá nát?
Vì sao nhiều đê kè biển trăm tỷ ở Quảng Bình bị phá nát?

VOV.VN -Nguyên nhân đê kè biển ở Quảng Bình bị vỡ, cuốn trôi do nhiều yếu tố. Trong đó, phải kể đến chất lượng công trình kém, việc thi công chưa đảm bảo.

Vì sao nhiều đê kè biển trăm tỷ ở Quảng Bình bị phá nát?

Vì sao nhiều đê kè biển trăm tỷ ở Quảng Bình bị phá nát?

VOV.VN -Nguyên nhân đê kè biển ở Quảng Bình bị vỡ, cuốn trôi do nhiều yếu tố. Trong đó, phải kể đến chất lượng công trình kém, việc thi công chưa đảm bảo.

Kè biển sạt lở uy hiếp hàng trăm hộ dân ở Quảng Ngãi
Kè biển sạt lở uy hiếp hàng trăm hộ dân ở Quảng Ngãi

VOV.VN -Tại tỉnh Quảng Ngãi, ảnh hưởng hoàn lưu bão số 5, nhiều tuyến đê kè chăn sóng ven biển bị sạt lở, uy hiếp hàng trăm hộ dân.

Kè biển sạt lở uy hiếp hàng trăm hộ dân ở Quảng Ngãi

Kè biển sạt lở uy hiếp hàng trăm hộ dân ở Quảng Ngãi

VOV.VN -Tại tỉnh Quảng Ngãi, ảnh hưởng hoàn lưu bão số 5, nhiều tuyến đê kè chăn sóng ven biển bị sạt lở, uy hiếp hàng trăm hộ dân.