Triển vọng kinh tế toàn cầu 2024: Vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro

VOV.VN - Nền kinh tế toàn cầu chuẩn bị bước năm 2024 và vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro và thử thách. Đó là nhận định do các chuyên gia kinh tế của các định chế tài chính hàng đầu thế giới đưa ra trong những ngày cuối năm 2023.

Những dự báo này dựa trên những yếu tố tác động trực tiếp từ các cuộc xung đột Nga-Ukraine, Israel-Hamas, những nguy cơ xung đột có thể xảy ra ở châu Phi, Nam Á, biến đổi khí hậu cũng như sự thay đổi trong cấu trúc địa chính trị toàn cầu.

Năm 2023, kinh tế thế giới vẫn chưa hồi phục trở lại quỹ đạo tăng trưởng trước đại dịch. Dự báo mới nhất đưa ra đầu tháng này, GDP toàn cầu năm nay chỉ đạt mức xấp xỉ 2.9% . Trong đó, Mỹ là nước duy nhất đã trở lại quỹ đạo tăng trưởng trước đại dịch, Châu Âu còn dưới 2,2% và Trung Quốc 5% so với trước Covid-19.

Đáng chú ý, đánh giá của Ngân hàng thế giới và Qũy tiền tệ quốc tế đối với 73 nước nghèo có lợi tức thấp sẽ bị mất đến 6,5% và sẽ khó có thể hồi phục trong trung hạn. Lạm phát vẫn là một chỉ số đáng lo ngại. Các đợt tăng lãi suất trong suốt 1 năm qua đã giúp giảm sức nóng của lạm phát, song tất cả các nước vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Viễn cảnh về lạm phát cũng không quá khả quan.

Bà Petya Koeva Brooks, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu của IMF, nhận định: "Năm 2023, có tới 98% quốc gia đã đặt mục tiêu giảm lạm phát song đều không đạt được. Sang năm 2024, cũng khó có thể đạt được mục tiêu đề ra. Theo dự đoán của chúng tôi thì thay vì 98% quốc gia thì con số sẽ là 89%. Chuỗi cung ứng bấp bênh khiến cho giá cả rất khó đoán định".

Theo IMF,  lạm phát trung bình hàng năm của năm 2024 sẽ ở mức 5,3%, không thấp hơn nhiều con số của năm 2023 là 6%. Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ không thể đạt được mục tiêu 2% trong ít nhất là hai năm nữa. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, “các ngân hàng trung ương phải tránh nới lỏng quá sớm”.

Những thách thức xung đột nóng như giữa Nga – Ukraine hay Israel – Hamas chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí đang có nguy cơ lan rộng ra các khu vực rộng hơn, có thể nhấn chìm những kỳ vọng kinh tế toàn cầu, đặc biệt đối với các nền kinh tế châu Âu, nơi đang hứng chịu những cú sốc rất rõ ràng thông qua giá năng lượng và lương thực tăng cao. Một cuộc xung đột rộng hơn có thể tạo ra sự gián đoạn đáng kể đối với thị trường năng lượng và các tuyến thương mại chính.

Nếu thị trường tài chính gặp rủi ro bổ sung, điều đó sẽ làm chậm tăng trưởng hơn nữa và cuối cùng làm tăng thêm lạm phát. Kỳ vọng lạm phát tăng lên có thể khiến các ngân hàng trung ương giữ lãi suất chính sách cao hơn dự kiến trong thời gian dài hơn dự kiến, đi kèm với các tiêu chuẩn tín dụng chặt chẽ hơn làm chậm chi tiêu hơn nữa, dẫn đến thất nghiệp và phá sản gia tăng.

Ông Luiz Viera, chuyên gia kinh tế làm việc cho tổ chức Bretton Wood cho rằng: "Những báo cáo chỉ ra rằng chúng ta sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức và khó khăn trong thời gian tới. Mọi người đang có xu hướng nhìn vào những khó khăn hiện hữu như vấn đề xung đột hay đại dịch Covid-19.

Nhưng tôi muốn chỉ ra, động lực tăng trưởng đã gặp thách thức trước khi những điều này xảy ra. Ngân hàng thế giới đã từng chỉ ra chúng ta đang thực sự trong một cuộc khủng hoảng phát triển như biến đổi khí hậu, nguy cơ phá vỡ chủ nghĩa đa phương. Do đó khó có thể nói chúng ta sẽ đạt được tăng trưởng mạnh trong năm tới, thậm chí là trong trung hạm".

Mặc dù tốc độ tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chậm hơn vào năm 2024, nhưng nhìn chung các chuyên gia kinh tế đều nhận định, điều tồi tệ nhất có lẽ đã qua và các trở lực dự kiến sẽ giảm bớt. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho toàn cầu trong năm tới, bất chấp dự đoán tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm, chỉ ở mức 4,5%. Nền kinh tế đứng đầu thế giới là Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại và hầu hết khu vực châu Âu sẽ “hạ cánh mềm” trong năm 2024. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vượt Yên, Nhân dân tệ trở thành đồng tiền sử dụng phổ biến thứ tư trên thế giới
Vượt Yên, Nhân dân tệ trở thành đồng tiền sử dụng phổ biến thứ tư trên thế giới

VOV.VN - Theo dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ thanh toán toàn cầu Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc một lần nữa vượt qua đồng Yên của Nhật Bản, trở thành đồng tiền thanh toán lớn thứ tư trên thế giới.

Vượt Yên, Nhân dân tệ trở thành đồng tiền sử dụng phổ biến thứ tư trên thế giới

Vượt Yên, Nhân dân tệ trở thành đồng tiền sử dụng phổ biến thứ tư trên thế giới

VOV.VN - Theo dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ thanh toán toàn cầu Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc một lần nữa vượt qua đồng Yên của Nhật Bản, trở thành đồng tiền thanh toán lớn thứ tư trên thế giới.

Năm 2030 Ấn Độ có thể vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới
Năm 2030 Ấn Độ có thể vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới

VOV.VN - Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global vừa đưa ra dự báo rằng Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản về quy mô kinh tế vào năm 2030, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai châu Á, lớn thứ 3 thế giới. Kết luận này được S&P Global Market Intelligence đưa ra trong một báo cáo cập nhật về Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI).

Năm 2030 Ấn Độ có thể vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới

Năm 2030 Ấn Độ có thể vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới

VOV.VN - Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global vừa đưa ra dự báo rằng Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản về quy mô kinh tế vào năm 2030, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai châu Á, lớn thứ 3 thế giới. Kết luận này được S&P Global Market Intelligence đưa ra trong một báo cáo cập nhật về Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI).

Kinh tế Trung Quốc trượt dốc tác động ra sao đến thế giới?
Kinh tế Trung Quốc trượt dốc tác động ra sao đến thế giới?

VOV.VN - Tăng trưởng yếu đi và rủi ro gia tăng ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới được cho là sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu.

Kinh tế Trung Quốc trượt dốc tác động ra sao đến thế giới?

Kinh tế Trung Quốc trượt dốc tác động ra sao đến thế giới?

VOV.VN - Tăng trưởng yếu đi và rủi ro gia tăng ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới được cho là sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu.

Kinh tế thế giới vẫn phải “vật lộn” với tăng trưởng yếu, lạm phát cao
Kinh tế thế giới vẫn phải “vật lộn” với tăng trưởng yếu, lạm phát cao

VOV.VN - Nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023 được dự báo tăng trưởng chậm do bất ổn địa chính trị và tác động tiêu cực từ lãi suất cao, lạm phát leo thang...

Kinh tế thế giới vẫn phải “vật lộn” với tăng trưởng yếu, lạm phát cao

Kinh tế thế giới vẫn phải “vật lộn” với tăng trưởng yếu, lạm phát cao

VOV.VN - Nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023 được dự báo tăng trưởng chậm do bất ổn địa chính trị và tác động tiêu cực từ lãi suất cao, lạm phát leo thang...