Trồng lúa theo mô hình thí điểm 1 triệu ha, nông dân thu lợi gần 50 triệu/ha

VOV.VN - Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, năng suất lúa sản xuất trong Đề án đạt 6,5 tấn/ha, với giá lúa ST25 được bán 10.800/kg, nông dân tham gia đề án thu lợi nhuận gần 49 triệu đồng/ha, tăng hơn 12% so với diện tích sản xuất ngoài mô hình do giảm được các chi phí đầu vào.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 1335 ngày 10/5/2024 Phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Theo đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại 5 tỉnh, gồm: Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và Cần Thơ.

Kết quả, trong vụ Hè Thu 2024, 3 tỉnh, thành phố đã thực hiện 4 mô hình với diện tích 196 ha, trong đó, mô hình tại Cần Thơ đã thu hoạch xong, năng suất đạt được là 6,4 tấn/ha, cao hơn năng suất diện tích ngoài mô hình là 0,7 tấn/ha. Mô hình tại HTX Phát Tài tỉnh Trà Vinh năng suất đạt 6,1 tấn/ha, cao hơn năng suất diện tích ngoài mô hình là 0,2 tấn/ha. Đến nay, mô hình thứ ba và thứ tư đang thu hoạch là Sóc Trăng và HTX Phước Hảo tỉnh Trà Vinh.

Ước kết quả thực hiện 4 mô hình thí điểm trong vụ Hè Thu 2024, năng suất đạt hơn 6,4 tấn/ha cao hơn năng suất ngoài mô hình trung bình gần 0,5 tấn/ha. Cục Trồng trọt cũng đánh giá, việc giảm chi phí sản xuất lúa trên cánh đồng thực hiện mô hình, giúp tổng chi phí đầu vào giảm 10-15% so với đối chứng bên ngoài mô hình.

“Đây là hiệu quả kinh tế. Từ báo cáo của các tỉnh thì hầu hết đều cho thấy, nông dân tăng thu nhập từ trên 4 triệu đến khoảng 7,5 triệu/ha. Thu nhập tăng thêm có thể việc từ năng suất lúa tăng, giá lúa cao hơn…  Đây là con số thực tế tại các mô hình, như ở Cần Thơ tăng thêm khoảng 4 triệu/ha, Trà Vinh tăng thêm khoảng 7 triệu/ha, Sóc Trăng tăng thêm khoảng trên 5 triệu, ở Đồng Tháp là khoảng 2 triệu rưởi, Chúng ta thấy con số rất là hấp dẫn”, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh.

HTX Nông nghiệp Hưng Lợi, xã Long Đức, huyện Long Phú được chọn thực hiện mô hình điểm trong Đề án tại tỉnh Sóc Trăng, mô hình được thực hiện với diện tích 50ha, giống lúa được chọn canh tác là ST25. Ông Trương Văn Hùng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Hưng Lợi cho biết, ưu điểm của Đề án là sạ thưa, giúp giảm được giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người nông dân.

“Trước đây làm theo quy trình VnSAT với chương trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” trên nền tảng đó, trước đây sạ 100kg/ha thì hiện nay trên mô hình này giảm xuống chỉ còn 60kg/ha. Việc giảm giống bà con cũng không lo lắng mà yên tâm sản xuất. Nếu giảm giống thì kéo theo giảm được lượng phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới. Từ đó, giúp tăng lợi nhuận thêm cho hộ sản xuất”, ông Trương Văn Hùng cho biết.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, năng suất lúa sản xuất trong Đề án đạt 6,5 tấn/ha, với giá lúa ST25 được bán 10.800/kg, nông dân tham gia đề án kiếm lợi nhuận gần 49 triệu đồng/ha, tăng hơn 12% so với diện tích sản xuất ngoài mô hình do giảm được các chi phí đầu vào (tổng chi phí sản xuất thấp hơn trên 5,3 triệu/ha so với ngoài mô hình, giảm hơn 20%); trong khi hiệu quả sản xuất của mô hình tăng trên 32% so với ngoài mô hình.

Theo Cục Trồng trọt, đối với vụ Thu Đông năm 2024, 3 mô hình đã gieo sạ 140 ha, ước năng suất trung bình đạt trên 6,3 tấn/ha và sản lượng đạt 157 tấn, dự kiến thu hoạch từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10 năm nay.

Về kết quả giảm khí phát thải, theo Cục Trồng trọt, tại Cần Thơ, vụ Hè Thu 2024 đã thu hoạch, kết quả giảm đến 12 tấn CO2 tương đương/ha so với nông dân ngoài mô hình để nước ngập liên tục và vùi rơm trên đồng. Giảm 2 tấn CO2 tương đương/ha so với nông dân ngoài mô hình để nước ngập liên tục nhưng có bán rơm (thu rơm ra khỏi đồng). Tại Sóc Trăng, sự chênh lệch phát thải trong và ngoài mô hình là gần 4 tấn CO2 tương đương/ha/vụ (tương đương 29,6%).

Về liên kết tiêu thụ, tất cả các mô hình đều có doanh nghiệp liên kết thu mua lúa, một số mô hình được các doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua cao hơn so với bên ngoài từ 100 - 150 đồng/kg.

Theo ông Trần Thanh Nam, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục đích của Đề án trồng lúa phát thải thấp là giảm chi phí, tăng năng suất và tăng thu nhập, lợi nhuận cho người trồng lúa. Qua các mô hình điểm, cho thấy, tư tưởng của người nông dân trồng lúa đã có chuyển biến tích cực trong thực hiện quy trình canh tác bền vững. Đây là bước ngoặc để chuyển về mặt tư duy, về mặt hành động của người nông dân sang phương thức sản xuất mới.

Theo Cục Trồng trọt, dự kiến sẽ thực hiện 7 mô hình trong vụ Thu Đông năm 2024 với diện tích 186 ha, trong đó đã gieo sạ 140 ha, còn lại 139 ha, có hơn 40 ha mô hình lúa tôm, sẽ gieo sạ trong tháng 9 này. Trong khi đó, kế hoạch thực hiện mô hình thí điểm vụ Đông Xuân 2024 – 2025 nhiều địa phương dự kiến sẽ mở rộng mô hình trình diễn ra nhiều huyện, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh. Số lượng hơn 65 mô hình với diện tích ước 3.344 ha được thực hiện từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau bao gồm kinh phí trung ương từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nguồn vốn ngân sách địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là sự mong mỏi của nông dân
Phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là sự mong mỏi của nông dân

VOV.VN - “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng Xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, đến nay, Đề án đã được triển khai thí điểm 3 vụ sản xuất lúa liên tiếp tại các tỉnh, thành phố gồm: Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.

Phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là sự mong mỏi của nông dân

Phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là sự mong mỏi của nông dân

VOV.VN - “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng Xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, đến nay, Đề án đã được triển khai thí điểm 3 vụ sản xuất lúa liên tiếp tại các tỉnh, thành phố gồm: Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.

Một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao triển khai phải bài bản, khoa học
Một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao triển khai phải bài bản, khoa học

VOV.VN - Trong chuyến khảo sát tình hình thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại huyện Long Phú, chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ông Trần Văn Lâu đánh giá cao mô hình điểm, hứa hẹn sẽ đạt thắng lợi sau thu hoạch.

Một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao triển khai phải bài bản, khoa học

Một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao triển khai phải bài bản, khoa học

VOV.VN - Trong chuyến khảo sát tình hình thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại huyện Long Phú, chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ông Trần Văn Lâu đánh giá cao mô hình điểm, hứa hẹn sẽ đạt thắng lợi sau thu hoạch.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Khởi tạo phương thức sản xuất nông nghiệp mở
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Khởi tạo phương thức sản xuất nông nghiệp mở

VOV.VN - Từ khi Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL được phê duyệt, các địa phương và bà con nông dân nhiều nơi hào hứng, sẵn sàng tham gia và đã thu được kết quả bước đầu rất tích cực. Tuy nhiên, việc triển khai Đề án cũng còn gặp không ít khó khăn, thách thức, cần sự nỗ lực và vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương và người dân để thực hiện thành công.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Khởi tạo phương thức sản xuất nông nghiệp mở

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Khởi tạo phương thức sản xuất nông nghiệp mở

VOV.VN - Từ khi Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL được phê duyệt, các địa phương và bà con nông dân nhiều nơi hào hứng, sẵn sàng tham gia và đã thu được kết quả bước đầu rất tích cực. Tuy nhiên, việc triển khai Đề án cũng còn gặp không ít khó khăn, thách thức, cần sự nỗ lực và vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương và người dân để thực hiện thành công.