Trung Quốc đang xem xét cải thiện tình hình nợ của ngành bất động sản

VOV.VN - Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện tình trạng nợ tài sản của ngành bất động sản, giúp phục hồi kỳ vọng và niềm tin của thị trường.

Trong một phát biểu ngày 15/12, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc khẳng định tin tưởng vào sự tốt lên của nền kinh tế nước này trong năm 2023, đồng thời tiết lộ chính phủ Trung Quốc đang xem xét các biện pháp mới để cải thiện tình trạng nợ của ngành bất động sản.

Phát biểu của Phó Thủ tướng Lưu Hạc được đưa ra tại Đối thoại các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và cựu quan chức cấp cao Trung Quốc-EU lần thứ 5. Ông khẳng định “rất có niềm tin” vào sự cải thiện tổng thể của nền kinh tế Trung Quốc trong năm tới.

Theo thông tin trên Tân Hoa xã, ông nhấn mạnh, bất động sản là ngành trụ cột của nền kinh tế quốc dân Trung Quốc, đồng thời tiết lộ chính phủ nước này “đang xem xét các biện pháp mới”, nỗ lực cải thiện tình trạng nợ tài sản của ngành bất động sản, giúp phục hồi kỳ vọng và niềm tin của thị trường. Theo ông Hạc, quá trình đô thị hóa của Trung Quốc vẫn sẽ ở giai đoạn phát triển tương đối nhanh trong thời gian tới, và sẽ có đủ nhu cầu để hỗ trợ cho sự phát triển ổn định của ngành bất động sản.

Cũng trong bài phát biểu bằng văn bản của mình, khi đề cập đến quan hệ Trung Quốc-EU, ông Lưu Hạc cho rằng, hiện nay, tình hình kinh tế - chính trị quốc tế đang có những biến đổi sâu sắc, phức tạp, các nhân tố không ổn định, không xác định và mất an ninh gia tăng rõ rệt. Trong bối cảnh đặc biệt như vậy, tầm quan trọng của quan hệ Trung Quốc-EU hết sức nổi bật.

Ông Lưu Hạc nhấn mạnh, hợp tác thương mại và đầu tư là “mối liên kết lợi ích chặt chẽ nhất giữa Trung Quốc và châu Âu”. Bắc Kinh sẵn sàng tích cực mở rộng hợp tác với EU trong các lĩnh vực kinh tế thương mại, xanh, kỹ thuật số, tài chính và khoa học công nghệ, cùng bảo vệ hệ thống thương mại đa phương với nòng cốt là Tổ chức Thương mại thế gới (WTO).

Phó Thủ tướng Lưu Hạc cũng mong muốn hai bên thúc đẩy việc thông qua Hiệp định đầu tư Trung Quốc-EU, nhấn mạnh hai bên phải mất 7 năm mới hoàn thành đàm phán hiệp định này, kết quả đạt được là “không dễ dàng”, do vậy ông tin tưởng hai bên “có đủ trí tuệ để tìm ra cách thức tiếp tục thúc đẩy” hiệp định.  

Trước đó, Nghị viện châu Âu đã đóng băng các cuộc thảo luận về Hiệp định đầu tư Trung Quốc-EU vào tháng 5/2021 do Trung Quốc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số thành viên của nghị viện này vì các vấn đề nhân quyền./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc tiếp tục các giải pháp “mạnh  tay” ổn định thị trường bất động sản
Trung Quốc tiếp tục các giải pháp “mạnh  tay” ổn định thị trường bất động sản

VOV.VN - Số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 16/11 cho thấy, giá trung bình của nhà ở thương mại mới tại 70 thành phố lớn và vừa trên toàn Trung Quốc đã giảm 0,37% trong tháng 10 so với mức giảm 0,28% của tháng 9.

Trung Quốc tiếp tục các giải pháp “mạnh  tay” ổn định thị trường bất động sản

Trung Quốc tiếp tục các giải pháp “mạnh  tay” ổn định thị trường bất động sản

VOV.VN - Số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 16/11 cho thấy, giá trung bình của nhà ở thương mại mới tại 70 thành phố lớn và vừa trên toàn Trung Quốc đã giảm 0,37% trong tháng 10 so với mức giảm 0,28% của tháng 9.

Trung Quốc có thoát khủng hoảng bất động sản sau loạt biện pháp "giải cứu"?
Trung Quốc có thoát khủng hoảng bất động sản sau loạt biện pháp "giải cứu"?

VOV.VN - Các nhà chức trách Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp "giải cứu" để chấm dứt cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản vốn đã đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong năm qua.

Trung Quốc có thoát khủng hoảng bất động sản sau loạt biện pháp "giải cứu"?

Trung Quốc có thoát khủng hoảng bất động sản sau loạt biện pháp "giải cứu"?

VOV.VN - Các nhà chức trách Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp "giải cứu" để chấm dứt cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản vốn đã đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong năm qua.

Hơn 100 dự án bất động sản ở Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ thế chấp
Hơn 100 dự án bất động sản ở Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ thế chấp

VOV.VN - Hơn 100 dự án bất động sản chưa được bàn giao ở Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ thế chấp do người mua từ chối trả các khoản nợ ngân hàng với lý do chủ đầu tư không thể giao nhà. Các ngân hàng nước này đã phải đồng loạt lên tiếng khẳng định rủi ro vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Hơn 100 dự án bất động sản ở Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ thế chấp

Hơn 100 dự án bất động sản ở Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ thế chấp

VOV.VN - Hơn 100 dự án bất động sản chưa được bàn giao ở Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ thế chấp do người mua từ chối trả các khoản nợ ngân hàng với lý do chủ đầu tư không thể giao nhà. Các ngân hàng nước này đã phải đồng loạt lên tiếng khẳng định rủi ro vẫn nằm trong tầm kiểm soát.