Trung Quốc liên tiếp thực hiện 46 chuyến bay xâm phạm vùng kiểm soát của Việt Nam

VOV.VN- Theo quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), các máy bay bay vào vùng trời có kiểm soát phải nộp thông báo bay song Trung Quốc không thực hiện

Ngày 8/1, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết từ ngày 1 đến sáng 8/1, Trung Quốc liên tiếp thực hiện nhiều chuyến bay qua vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh) để tới đảo đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), bỏ qua tất cả quy định, quy tắc của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) liên quan đến hoạt động bay.

Theo ông Lại Xuân Thanh, từ ngày 28/12/2015 đến nay, các cơ quan quản lý bay của Việt Nam cũng không hề nhận được bất kỳ thông báo bay nào của phía Trung Quốc liên quan đến hoạt động bay của các tàu bay, bay trái phép đến đảo Đá Chữ Thập của Việt Nam.

Ông Lại Xuân Thanh chỉ rõ khu vực máy bay Trung Quốc hoạt động trong FIR Hồ Chí Minh, bất chấp các quy định và nguyên tắc của hàng không quốc tế Ảnh: MINH ANH/Người lao động

Cũng theo ông Lại Xuân Thanh, hoạt động của các tàu bay Trung Quốc nêu trên đã vi phạm các quy định của ICAO trong Phụ lục 2, Mục 3.3, Phụ lục 11, Mục 2.6, Phụ đính 4; Tập Thông báo tin tức hàng không, Phần ENR, Mục 1.4 của Việt Nam (AIP Vietnam ENR).

“Các tàu bay bay cao hơn mực bay tối thiểu nhưng không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu của Việt Nam. Các tàu bay cũng không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm kiểm soát bay đường dài TP HCM, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và uy hiếp an toàn đến các hoạt động bay trong khu vực”, ông Thanh cho biết.

Cụ thể, kể từ ngày 01/01 đến 08/01, Trung Quốc đã liên tiếp thực hiện 46 chuyến bay vào trong và cắt ngang vùng thông báo bay thành phố Hồ Chí Minh do Việt Nam quan lý để xâm phạm vào quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Trong đó, ngày 06/01, 2 máy bay dân sự cỡ lớn của Trung Quốc đã hạ cánh xuống sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Còn cách đây 6 ngày, Trung Quốc đã tiến hành các chuyến bay thử nghiệm.

Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam cho biết, đây là vụ việc mới được phát hiện và chưa từng xảy ra trong những năm gần đây. Sau khi nhận được các thông tin về máy bay của Trung quốc, Cục hàng không dân dụng Việt Nam đã thông báo cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế để có các giải pháp đối với các máy bay gây uy hiếp an toàn bay, đồng thời thông báo cho các nước trong khu vực để phối hợp khuyến cáo và phản đối việc xâm phạm an toàn hàng không của Trung Quốc.

Cũng trong ngày 07/01, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và trao công hàm phản đối về việc 2 máy bay dân sự cỡ lớn của Trung Quốc hôm 06/01 vừa qua đã hạ cánh xuống sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước hành động của Trung Quốc, chính phủ nhiều nước và báo chí quốc tế những ngày qua đã đồng loạt lên tiếng phản đối và cho rằng, hành động này càng làm gia tăng căng thẳng và bất ổn trong khu vực.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lầu Năm Góc quan ngại việc Trung Quốc đưa máy bay ra đá Chữ Thập
Lầu Năm Góc quan ngại việc Trung Quốc đưa máy bay ra đá Chữ Thập

VOV.VN - Lầu Năm Góc cho rằng, động thái mới nhất của Trung Quốc ở Biển Đông  không giúp ích cho việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.

Lầu Năm Góc quan ngại việc Trung Quốc đưa máy bay ra đá Chữ Thập

Lầu Năm Góc quan ngại việc Trung Quốc đưa máy bay ra đá Chữ Thập

VOV.VN - Lầu Năm Góc cho rằng, động thái mới nhất của Trung Quốc ở Biển Đông  không giúp ích cho việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.

Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa máy bay đến đá Chữ Thập
Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa máy bay đến đá Chữ Thập

VOV.VN - Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.

Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa máy bay đến đá Chữ Thập

Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa máy bay đến đá Chữ Thập

VOV.VN - Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.