TS Patrick Dixon kỳ vọng vào nền kinh tế Việt Nam

(VOV) - TS. Patrick Dixon: “Việt Nam sẽ đóng vai trong là xưởng sản xuất công nghiệp của thế giới trong tương lai không xa”.

Hội thảo Quốc tế “Dự báo và Chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam – Tư duy chiến lược của nhà quản trị 2013 – 2015 – VNLS 2012” với mục tiêu dự báo chính sách kinh tế vĩ mô, đề xuất các kiến nghị với Đảng và Nhà nước về các quyết định chính sách kinh tế giai đoạn 2013 – 2015. Từ kết quả của hội thảo này, các nhà hoạch định sẽ xây dựng chiến lược của các nhà quản trị doanh nghiệp, đưa nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối mặt và vượt qua những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu để phát triển bền vững.

Tại Hội thảo, TS. Patrick Dixon - Chủ tịch của Global Change ghi nhận, mặc dù đang phải đối mặt với tâm điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn là quốc gia có tiềm năng để phát triển.

 

TS. Patrick Dixon: "Nếu cải tổ tốt các doanh nghiệp nhà nước, chúng ta có thể thay đổi tình thế".

Trong bối cảnh hiện nay, lợi thế của Việt Nam là nhân tố con người với hơn 90 triệu dân đang ở độ tuổi trung bình – một quốc gia với dân số trẻ và tỷ lệ biết chữ lên tới 94%; 80% dân số đều học lên cấp 2; chi phí nhân công cũng chỉ bằng ½ so với Trung Quốc hoặc Thái Lan. Trong hơn 2 thập kỷ qua, tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam là 7%, chỉ đứng sau Trung Quốc – quốc gia có tốc độ phát triển 9,9%.

TS. Patrick Dixon cho rằng, mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ giúp Việt Nam tăng năng lực sản suất, tăng giá trị của người lao động, làm cho các thế hệ tiếp theo sẽ có thể có những thay đổi lớn.

Vấn đề đặt ra là làm sao thu hút được tốt hơn nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong hiện tại cũng như tương lai? TS. Patrick Dixon chỉ rõ, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Khó khăn cho khả năng thu hút đầu tư FDI của Việt Nam là chỉ số lạm phát, cách tiếp cận nguồn vốn, sự ổn định về mặt chính sách. Hiện tại, mức độ lạm phát tại Việt Nam đã được kiểm soát, ngoài ra các yếu tố khác cũng cần có những biện pháp để giảm bớt những rào cản, tạo điều kiện tốt hơn cho những nhà đầu tư.

Việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước cần phải tính toán, xem xét kỹ lưỡng các chi phí cho việc cải tổ. Nếu khi một doanh nghiệp làm ăn yếu kém bị đóng cửa sẽ có các doanh nghiệp khác gia nhập thị trường để thay thế.

Trong giai đoạn từ 4 – 5 năm tới, nếu Việt Nam có thể cải tổ được các doanh nghiệp nhà nước để họ có thể có lại sức mạnh cạnh tranh của mình, giúp cho họ tìm được những đối tác tốt, những nhà đầu tư tốt từ bên ngoài thì chúng ta hoàn toàn tin tưởng được rằng chúng ta có thể thay đổi tình thế.

“Đây là trận chiến rất gay gắt, nếu chúng ta chuyển đổi được tầm nhìn của một quốc gia, cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng thì nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng có mặt tại Việt Nam để đầu tư. Có thể chỉ là những nhà đầu tư bán hàng trên phố, cửa hàng nhỏ, rồi tiến tới cao hơn là sản xuất chip điện tử, gia công smartphone cho các công ty điện thoại và tương lai xa có thể hướng đến công nghệ sinh học” - TS. Patrick Dixon nhận định.

TS. Patrick Dixon cũng dự báo, nhìn lại 25 năm qua, với mức đầu tư FDI là 200 tỷ USD, có đến 14.000 dự án đầu tư công nghiệp trong đó có sự xuất hiện của Canon, Samsung, và đặc biệt là nhà máy của Intel tại Việt Nam với tổng giá trị đầu tư lên tới 1 tỷ USD… Việt Nam sẽ đóng vai trong là xưởng sản xuất công nghiệp của thế giới trong tương lai không xa.

TS. Patrick Dixon cũng cảnh báo, nếu nền kinh tế có quá nhiều thông tin xấu, ảm đạm, người dân sẽ phát sinh tâm lý hoài nghi, cảnh giác, hạn chế nhiều trong việc đầu tư cũng như phong cách tiêu dùng, điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng trong diễn biến phát triển của nền kinh tế, nền kinh tế không thể thoát ra khỏi khó khăn. Do vậy, nếu có quá nhiều thông tin tiêu cực trên các phương tiện thông tin sẽ gây mất lòng tin trong dân chúng, nhất thiết phải định hướng và ổn định tin tức mang tính triển vọng.

Nói về tư duy chiến lược của nhà quản trị trong giai đoạn bất ổn của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước, TS. Patrick Dixon chỉ rõ, những người lãnh đạo cần phải biết làm gì và làm thế nào để nắm bắt được xu thế của toàn cầu, nhìn thấy trước những lợi thế trong hội nhập kinh tế quốc tế, và có năng lực thu hút một cách đáng kể các dự án công nghiệp tại Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.

“Việt Nam cần có chiến lược cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của thị trường nội địa như trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản hay lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Cần xác định được đâu là điều kiện tiên quyết giúp Việt Nam xuất khẩu được không chỉ hàng hóa mà cả dịch vụ và ngành công nghiệp phần mềm một cách hiệu quả” - TS. Patrick Dixon chia sẻ.

TS. Patrick Dixon cũng cho rằng, trong một cuộc khủng hoảng, một trong những rủi ro nhất của nhà quản trị là tư duy ngắn hạn, tầm nhìn hạn chế. Khi các nhà quản trị bận bịu và căng thẳng để tìm cách thoát ra khỏi những sự việc thiển cận thì lại thường bỏ qua một bức tranh rộng lớn hơn và đánh mất tầm nhìn của mình. Vì những lý do đó, các nhà quản trị có thể sẽ đưa ra những quyết định không chuẩn xác, có khi tốt trong một thời gian ngắn nhưng lại làm nguy hại đến công việc kinh doanh trong tương lai dài.

“Chính trong thời điểm nền kinh tế khủng hoảng, đòi hỏi các nhà quản trị cùng lúc cần phải có nhiều hơn một chiến lược, năng động hơn trong lãnh đạo với sự mềm dẻo và lòng tự tôn. Trong chuyên môn riêng của mình cần phải có sự đa dạng hóa và tôn trọng quy luật 80:20, tức là với nỗ lực tăng lên 20% để tạo ra 80% kết quả cuối cùng” - TS. Patrick Dixon chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng trưởng của DNNN phải đạt khoảng 15% năm 2013
Tăng trưởng của DNNN phải đạt khoảng 15% năm 2013

(VOV) -Tăng GDP 5,5% cho năm 2013, với vai trò là đầu tàu, tăng trưởng của DNNN phải gấp 3 lần.

Tăng trưởng của DNNN phải đạt khoảng 15% năm 2013

Tăng trưởng của DNNN phải đạt khoảng 15% năm 2013

(VOV) -Tăng GDP 5,5% cho năm 2013, với vai trò là đầu tàu, tăng trưởng của DNNN phải gấp 3 lần.

Lãi suất sẽ giảm tiếp trong tháng 12
Lãi suất sẽ giảm tiếp trong tháng 12

(VOV) -Lạm phát năm 2012 được tính toán ở mức 7,5%, là cơ sở để điều hành lãi suất giảm xuống.

Lãi suất sẽ giảm tiếp trong tháng 12

Lãi suất sẽ giảm tiếp trong tháng 12

(VOV) -Lạm phát năm 2012 được tính toán ở mức 7,5%, là cơ sở để điều hành lãi suất giảm xuống.