TS Trần Du Lịch: "Một đồng ngân sách phải thu hút 10 đồng đầu tư xã hội"

VOV.VN - Theo TS Trần Du Lịch, TP.HCM cần phải nỗ lực phát triển giống như thời kỳ 2006 – 2010 tức là một đồng ngân sách sẽ huy động được 10 đồng đầu tư xã hội…

Ngày 24/8, UBND TP.HCM tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2026-2030.

Phóng hết tầm tư duy

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, hội thảo nhằm lắng nghe ý kiến chuyên gia để góp ý cho văn kiện kinh tế-xã hội trình Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030. Mặc dù TP đã có dự thảo lần một, nhưng hội thảo lần này xem như là bắt đầu để có thể "phóng" hết tầm tư duy, những mong muốn để phát triển Thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn xa hơn.

Từ những ý kiến và trao đổi của các chuyên gia, hội thảo sẽ làm rõ các vấn đề và chọn lọc một số điểm để đưa vào hai văn kiện quan trọng, định hướng cho sự phát triển của TP là Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội TP.HCM đến năm 2030 và Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố.

Ông Phan Văn Mãi cũng đề nghị, các ý kiến cần tập trung nghiên cứu kỹ Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Theo Nghị quyết 31, mục tiêu đến năm 2030 là TP.HCM trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao. Phải làm rõ, TP cần phải làm gì để đạt được các mục tiêu này và đạt ở mức nào. Ví dụ trong “văn minh, hiện đại” cũng nên có những định lượng về mục tiêu và từ đó có những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Theo nhận định của các tổ chức, chuyên gia, nhà nghiên cứu, Việt Nam còn 10 năm nữa để quyết định việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình hay vẫn "luẩn quẩn ở tầng dưới".

Do đó, ông Phan Văn Mãi cho rằng, TP.HCM cần tìm ra những điểm nghẽn, vấn đề then chốt để vượt qua bẫy thu nhập trung bình trong giai đoạn này và đóng góp cùng cả nước thoát bẫy thu nhập trung bình:

“ Chúng ta tìm ra những cái điểm nghẽn gọi là chiến lược hay cơ bản chúng ta tập trung vào những điều then chốt để thành phố và từ thành phố đóng góp cho cả nước, để chúng ta giải được bài toán là chúng ta phải vượt lên bẫy thu nhập trung bình và tiếp tục phát triển” – ông Phan Văn Mãi cho biết.

Một đồng ngân sách phải thu hút 10 đồng đầu tư xã hội

Góp ý tại hội thảo, TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội cho rằng, cần lấy mục tiêu năm 2030, tầm nhìn 2045 theo tinh thần Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị để lý giải bài toán phát triển TP.HCM trong giai đoạn 2026-2030 với 3 quan điểm lớn là "Tận dụng thời cơ - Khai thác nguồn lực - Tăng trưởng nhanh, bền vững".

Theo TS Trần Du Lịch, giai đoạn 2026-2035, TP.HCM cùng cả nước cần tận dụng nguồn nhân lực trẻ trước khi bước vào giai đoạn già hóa dân số. Một cơ hội khác nữa là Việt Nam là một đất nước hòa bình trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn cũng như đang ở trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành công nghệ cao như phần mềm, chip bán dẫn.

Ông Trần Du Lịch đề nghị, TP.HCM cần tập trung gỡ điểm nghẽn cố hữu là “thể chế và hạ tầng giao thông”. TP song song tập trung phát triển đô thị mới và chỉnh trang đô thị cũ. Trong vấn đề chỉnh trang và phát triển đô thị cần tập trung xử lý toàn bộ nhà ở trên và ven kênh rạch, chỉnh trang các khu dân cư ở các con hẻm sâu thiếu an toàn và không gian sống.

Đồng thời, cần cơ chế đặc thù để đẩy nhanh đầu tư hạ tầng đô thị, trong đó trọng tâm là triển khai xây dựng 183 km đường sắt đô thị trong 10 năm 2026-2035; hoàn thiện thể chế quản lý hướng tới mô hình chính quyền đô thị hiệu lực, hiệu quả…TP cần phải nỗ lực phát triển giống như thời kỳ 2006 – 2010 tức là một đồng ngân sách sẽ huy động được 10 đồng đầu tư xã hội…

“Phải đổi mới tư duy, đưa một bài toán ngược với cơ chế khác, suy nghĩ khác, cách làm khác thì 10 năm tới TP mới kỳ vọng phát triển, đạt được mục tiêu phát triển đến năm 2045. Còn vẫn cách làm cũ, tư duy đó thì chúng ta không thể làm được”, TS Trần Du Lịch khẳng định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nghiệp bán dẫn - cơ hội lớn cho Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình
Công nghiệp bán dẫn - cơ hội lớn cho Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình

VOV.VN - Với sức nóng của hệ sinh thái sản phẩm bán dẫn, các quốc gia trên thế giới đều đầu tư vào bán dẫn với nhiều tham vọng. Do vậy, Việt Nam cần có chiến lược ngoại giao tổng lực cho bán dẫn để nắm bắt cơ hội ngàn năm có một.

Công nghiệp bán dẫn - cơ hội lớn cho Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình

Công nghiệp bán dẫn - cơ hội lớn cho Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình

VOV.VN - Với sức nóng của hệ sinh thái sản phẩm bán dẫn, các quốc gia trên thế giới đều đầu tư vào bán dẫn với nhiều tham vọng. Do vậy, Việt Nam cần có chiến lược ngoại giao tổng lực cho bán dẫn để nắm bắt cơ hội ngàn năm có một.

Tăng năng suất lao động - "chìa khóa vàng" để thoát "bẫy" thu nhập trung bình?
Tăng năng suất lao động - "chìa khóa vàng" để thoát "bẫy" thu nhập trung bình?

VOV.VN - Theo chuyên gia, mấu chốt phải là tăng năng suất nội ngành, tức ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ để tăng năng suất. Đây cũng chính là lý do Chính phủ đặt ra yêu cầu về đổi mới sáng tạo, đặc biệt là đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp để tăng năng suất lao động.

Tăng năng suất lao động - "chìa khóa vàng" để thoát "bẫy" thu nhập trung bình?

Tăng năng suất lao động - "chìa khóa vàng" để thoát "bẫy" thu nhập trung bình?

VOV.VN - Theo chuyên gia, mấu chốt phải là tăng năng suất nội ngành, tức ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ để tăng năng suất. Đây cũng chính là lý do Chính phủ đặt ra yêu cầu về đổi mới sáng tạo, đặc biệt là đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp để tăng năng suất lao động.

Đột phá nào để Việt Nam thoát khỏi "bẫy" thu nhập trung bình?
Đột phá nào để Việt Nam thoát khỏi "bẫy" thu nhập trung bình?

VOV.VN - Một mục tiêu được Đại hội XIII của Đảng đặt ra là nước ta có thu nhập cao vào năm 2045. Đạt được mục tiêu này đòi hỏi Việt Nam phải vượt qua "bẫy" thu nhập trung bình, song đây là một thách thức lớn.

Đột phá nào để Việt Nam thoát khỏi "bẫy" thu nhập trung bình?

Đột phá nào để Việt Nam thoát khỏi "bẫy" thu nhập trung bình?

VOV.VN - Một mục tiêu được Đại hội XIII của Đảng đặt ra là nước ta có thu nhập cao vào năm 2045. Đạt được mục tiêu này đòi hỏi Việt Nam phải vượt qua "bẫy" thu nhập trung bình, song đây là một thách thức lớn.