Tư nhân chưa mặn mà đầu tư cùng nhà nước

(VOV) -Nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng này, theo Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, do quy chế còn nhiều hạn chế.


Cần khắc phục hạn chế của Quyết định 71

Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Lê Văn Tăng cho biết, thực tế triển khai đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), theo Quyết định 71/2010 của Thủ tướng Chính phủ, còn nhiều điểm hạn chế, làm cho PPP chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.


Bản vẽ bối cảnh đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết, đây là công trình thực hiện theo hình thức PPP

Đến nay, mới chỉ có 2 dự án PPP được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương đầu tư, trong đó có dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với vốn đầu tư 23.223 tỷ đồng và 15 dự án đang triển khai nghiên cứu. Năm 2012, TP HCM từng đề xuất thí điểm 4 dự án hạ tầng giao thông theo hình thức PPP nhưng không được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận vì nhiều lý do, trong đó đặc biệt là vì khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện.

Vì vậy, “Dự thảo Quy chế đầu tư theo hình thức PPP (đang được Bộ KHĐT lấy ý kiến) sẽ tạo ra sự thông thoáng và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư; cân bằng lợi ích, rủi ro giữa lợi ích công và tư, nếu cả hai bên không cùng “thắng” thì dự án PPP không thể thành công”- ông Tăng nhấn mạnh.

Thực tế, vướng mắc lớn nhất trong triển khai dự án PPP ở Việt Nam là việc Quyết định 71 chỉ giới hạn phần tham gia của Nhà nước trong một dự án PPP không quá 30% tổng vốn đầu tư của dự án, mà không tính tới đặc thù của từng dự án. Điều này đã khiến một số dự án PPP tiềm năng, nhưng yêu cầu phần tham gia của Nhà nước vượt quá 30%, nên đã không được chấp nhận.

Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư đã được ban hành ngày 9/11/2010 kèm theo Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, sau một thời gian thực hiện, đã bộc lộ một số hạn chế. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến dự thảo lần 2 Quy chế Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư ban hành kèm theo Quyết định sửa đổi, bổ sung/thay thế Quyết định 71.

Dự thảo Quy chế lần này đưa ra 2 phương án là không quá 49% và không giới hạn mức trần; quy định giá trị bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án tương ứng với quy mô tổng vốn đầu tư dự án và mức tối đa là 1,5% tổng vốn đầu tư… Nếu phần tham gia của Nhà nước vượt quá 49%, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi đưa dự án vào Danh mục dự án đầu tư theo mô hình PPP. Trong trường hợp ngược lại, không quy định mức tối đa phần tham gia của Nhà nước.

Dự thảo cũng sẽ mở rộng lĩnh vực thí điểm đầu tư theo hình thức PPP lên 13 lĩnh vực, thay vì 9 lĩnh vực như hiện nay. Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu Nguyễn Đăng Trương cho biết, những lĩnh vực thực hiện PPP đưa ra tại Dự thảo Quy chế đều đang được ưu tiên hàng đầu nhằm thực hiện chiến lược phát triển đất nước. Theo các chuyên gia, nếu tạo ra được hành lang pháp lý thông thoáng hơn, Việt Nam có khả năng huy động 70-80 tỷ USD thông qua hình thức đầu tư PPP trong vòng 10 năm tới.

Phải minh bạch và bình đẳng

Theo đại diện Ngân hàng Thế giới, trong thu hút vốn đầu tư PPP thì sự minh bạch và bình đẳng giữa các bên tham gia là hết sức quan trọng. Đồng thời cần phải hạn chế tối đa những rủi ro liên quan đến các xung đột về lợi ích. Xung đột lợi ích cũng có thể tăng lên khi một cơ quan, tổ chức vừa có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy phát triển dự án, vừa được giao nhiệm vụ giám sát và thực hiện các đánh giá sau khi dự án được thực hiện.

Còn TS. Edward White, chuyên gia quốc tế về PPP, Luật Tài chính công lại khuyến nghị rằng, nên quy định PPP là một phương án cần cân nhắc và nghiên cứu cho bất kỳ dự án đầu tư công mới nào. Cần thực hiện đánh giá dự án theo PPP trước, nếu không thực hiện theo PPP được thì mới đầu tư hoàn toàn bằng ngân sách nhà nước. Khung chính sách cần tạo tính hấp dẫn cho các dự án PPP với quy trình phê duyệt nhanh gọn. 

Trước đó, một báo cáo của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) đã chỉ ra rằng, mỗi chương trình PPP tại từng quốc gia có đặc thù riêng, vì thế cần xây dựng khung chính sách phù hợp với điều kiện triển khai PPP tại quốc gia mình trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm thành công, thất bại từ các nước khác.

Về cơ cấu tổ chức, phải tách bạch các chức năng pháp lý về PPP của Chính phủ liên quan đến hai nhiệm vụ “Đề xuất và xúc tiến dự án PPP” và “Xem xét và phê duyệt/bác bỏ dự án PPP”. Các Bộ chủ quản với tư cách là một bên trong hợp đồng PPP cần chịu trách nhiệm xác định và lựa chọn dự án cơ sở hạ tầng mà họ muốn thực hiện theo mô hình PPP. Các đơn vị đầu mối của các Bộ cần đề xuất và xúc tiến giao dịch PPP của cơ quan mình. Còn đơn vị chuyên trách về PPP cần xem xét độc lập các đề xuất PPP để phê duyệt hoặc bác bỏ, dựa trên nguyên tắc dự án phải tạo giá trị lớn nhất cho tiền của nhân dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ sớm ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP
Sẽ sớm ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP

Việt Nam cần sớm xây dựng các hình thức chính sách đầu tư mới như chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP)

Sẽ sớm ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP

Sẽ sớm ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP

Việt Nam cần sớm xây dựng các hình thức chính sách đầu tư mới như chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP)

Sẽ có một thị trường PPP cạnh tranh
Sẽ có một thị trường PPP cạnh tranh

Điều này sẽ giúp chọn lựa các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước có chất lượng thực sự để phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội.

Sẽ có một thị trường PPP cạnh tranh

Sẽ có một thị trường PPP cạnh tranh

Điều này sẽ giúp chọn lựa các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước có chất lượng thực sự để phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội.

Lựa chọn ít nhất 5 dự án PPP trong năm 2013
Lựa chọn ít nhất 5 dự án PPP trong năm 2013

(VOV) -Các dự án được chọn tập trung vào có tính thương mại cao, quy mô và lĩnh vực phù hợp.

Lựa chọn ít nhất 5 dự án PPP trong năm 2013

Lựa chọn ít nhất 5 dự án PPP trong năm 2013

(VOV) -Các dự án được chọn tập trung vào có tính thương mại cao, quy mô và lĩnh vực phù hợp.