Tỷ phú nông dân nơi vùng cao Yên Châu

VOV.VN - Với mức thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm từ mô hình kinh tế tổng hợp, chất lượng cao, anh Trần Như Kiên ở bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu (Sơn La) là nông dân tiêu biểu cho ý chí vươn lên làm giàu.

Đồng thời, anh Trần Như Kiên cũng là 1 trong 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh năm 2021.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, năm 1993, khi mới 16 tuổi, anh Trần Như Kiên quyết định lên vùng đất Yên Châu, tỉnh Sơn La lập nghiệp với mong muốn thoát được cái nghèo.

Anh đã cùng bạn bè rong ruổi khắp các bản, làng của huyện Yên Châu nhận làm thuê nghề mộc, dựng nhà cho người dân. Sau vài năm tích góp được chút vốn, anh quyết định mua đất để trồng ngô, khoai, sắn.

Anh Kiên cho biết, mấy năm canh tác, bản thân anh nhận thấy làm ngô, khoai, sắn vừa vất vả mà hiệu quả kinh tế không được bao nhiêu.

"Sau 1 thời gian tôi thấy nếu cứ đi làm thuê mãi thì không bao giờ giàu được và nếu cứ đi trồng ngô, trồng sắn thì đến bao giờ mới có hiệu quả kinh tế? Tôi mới nghĩ ra việc nuôi lợn, thứ nhất là tạo công ăn việc làm cho gia đình, thứ 2 là tôi lấy chất thải đó để bón cho cây, vừa xử lý môi trường vừa chăm được cây tốt thế nên tôi thấy hiệu quả rất là cao" - anh Kiên chia sẻ.​         

Năm 2008, anh Kiên đã thế chấp tài sản để vay 300 triệu đồng tại Agribank huyện Yên Châu, đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 10 con lợn nái, gần 100 con lợn thịt về nuôi theo hướng an toàn sinh học. Khi đàn lợn nái đẻ lứa đầu tiên cũng là lúc anh xuất bán lứa lợn thịt ra thị trường. Khi ấy, sau khi trừ chi phí, anh đã thu lãi gần 700 triệu đồng.

Tiếp đà thắng lợi, anh dùng số tiền lãi tái đầu tư để tăng đàn lợn nái lên 40 con và 500 con lợn thịt; lứa tiếp theo đã cho lãi 1,5 tỷ đồng. Đến nay, tổng đàn lợn trong trang trại của anh luôn duy trì ở mức trên 1.200 con nuôi theo chu trình khép kín, sản lượng mỗi năm từ 35-40 tấn, thu nhập trên 10 tỷ đồng và tạo việc làm ổn định cho 7 lao động địa phương, với mức lương từ 4,5 triệu/tháng trở lên. 

Năm 2019, khi thị trường điêu đứng vì dịch tả lợn Châu Phi, anh Kiên đã nhanh nhạy nắm bắt thị trường, điều chỉnh số lượng xuất bán phù hợp với tình hình thực tế, giúp gia đình anh và các thành viên Hợp tác xã không thua lỗ, mà còn thắng lớn trong đợt dịch, qua đó thể hiện bản lĩnh của người nông dân trong thời kỳ mới:

Theo anh Kiên: "Đầu năm 2019 tôi có xem báo chí thông tin - bên sân bay Đài Loan phát hiện hành khách mang mẩu bánh mì, bên đó test có dịch tả Châu Phi. Tôi nhận thấy bất ổn vì hành khách đó lại xuất phát từ TP.HCM, thế nên tôi gọi tất cả anh em trong khu chăn nuôi đến, họp bàn với anh em là tình hình này không quá 7 ngày nữa Việt Nam sẽ công bố dịch.

Lúc đó giá lợn lại đang cao, mỗi con 80 – 90 kg, chúng tôi bán hết, để một là bảo toàn giá, hai là lấy an toàn về cho mình. Và đúng như tôi nhận định, sau 5 ngày, bên Việt Nam bắt đầu công bố dịch tả lợn Châu Phi, giá lợn lúc ấy giảm xuống rất là thấp. Còn chúng tôi lúc đó chỉ tập chung củng cố về an toàn sinh học để giữ lấy đàn".

Ngoài nuôi lợn, anh Kiên còn trồng 7 ha nhãn chín muộn và hơn 1 ha xoài tượng da xanh, toàn bộ diện tích cây ăn quả đều trồng theo chuẩn VietGAP; riêng năm 2022 này, thu nhập từ cây ăn quả của gia đình đã đạt hơn 700 triệu đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Trần Như Kiên còn giúp đỡ các hộ khó khăn là hội viên nông dân trong bản, trong xã về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Anh đã đứng ra thành lập HTX Phương Nam với 10 thành viên, đến nay, HTX có trên 100 ha cây ăn quả, 2.500 con lợn thương phẩm theo quy trình chăn nuôi khép kín, doanh thu ước đạt trên 15 tỷ đồng/năm.

Anh Lừ Văn Dương, ở xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu, Sơn La - là thành viên của HTX cho hay: "Trước đây tôi làm không theo quy mô nên hàng không đạt năng suất; từ khi vào Hợp tác xã cùng đội làm theo quy hoạch, quy mô nên hàng cũng đạt và năng suất cao hơn so với lúc chưa vào HTX. Đầu ra, trước kia thì phải tự tìm, còn bây giờ thương lái vào tận vườn mình mua nên tôi cũng khá yên tâm với nghề trồng nhãn". 

Bằng sự nỗ lực, dám nghĩ, dám làm và trở thành nông dân tỷ phú, nhiều năm liền anh Trần Như Kiên được các cấp, các ngành tặng bằng khen, giấy khen về thành tích sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp đỡ hội viên nông dân xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Năm 2021, anh được bầu chọn là 1 trong 63 gương mặt nông dân xuất sắc nhất Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mô hình xen canh táo, bưởi trên đất dốc giúp nông dân Sơn La làm giàu
Mô hình xen canh táo, bưởi trên đất dốc giúp nông dân Sơn La làm giàu

VOV.VN - Không cam chịu đói nghèo khi có vườn đồi, nhiều năm nay, gia đình anh Nguyễn Trí Vinh, ở bản Nà Cang, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn đầu tư mô hình xen canh táo, bưởi chất lượng cao trên đất dốc bạc màu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình xen canh táo, bưởi trên đất dốc giúp nông dân Sơn La làm giàu

Mô hình xen canh táo, bưởi trên đất dốc giúp nông dân Sơn La làm giàu

VOV.VN - Không cam chịu đói nghèo khi có vườn đồi, nhiều năm nay, gia đình anh Nguyễn Trí Vinh, ở bản Nà Cang, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn đầu tư mô hình xen canh táo, bưởi chất lượng cao trên đất dốc bạc màu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Làm giàu nhờ mô hình “vỗ béo” vọp trong vuông tôm ở Cà Mau
Làm giàu nhờ mô hình “vỗ béo” vọp trong vuông tôm ở Cà Mau

VOV.VN - Để đa dạng đối tượng nuôi trên cùng một đơn vị diện tích, hướng tới tăng thu nhập, gia đình ông Trần Văn Thiệu (ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau) đã thử nghiệm nuôi vọp trong vuông tôm. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình của gia đình ông đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Làm giàu nhờ mô hình “vỗ béo” vọp trong vuông tôm ở Cà Mau

Làm giàu nhờ mô hình “vỗ béo” vọp trong vuông tôm ở Cà Mau

VOV.VN - Để đa dạng đối tượng nuôi trên cùng một đơn vị diện tích, hướng tới tăng thu nhập, gia đình ông Trần Văn Thiệu (ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau) đã thử nghiệm nuôi vọp trong vuông tôm. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình của gia đình ông đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Làm giàu từ mô hình trồng thanh long giống mới, thích ứng hạn mặn
Làm giàu từ mô hình trồng thanh long giống mới, thích ứng hạn mặn

VOV.VN - Trang trại thanh long 3,5ha của người người nông dân huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cho doanh thu khoảng 3 tỷ đồng, lãi trên 1 tỷ đồng mỗi năm.

Làm giàu từ mô hình trồng thanh long giống mới, thích ứng hạn mặn

Làm giàu từ mô hình trồng thanh long giống mới, thích ứng hạn mặn

VOV.VN - Trang trại thanh long 3,5ha của người người nông dân huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cho doanh thu khoảng 3 tỷ đồng, lãi trên 1 tỷ đồng mỗi năm.

Làm giàu từ mô hình nuôi cá trong ao bán nổi
Làm giàu từ mô hình nuôi cá trong ao bán nổi

VOV.VN -Mô hình nuôi cá trong ao bán nổi ở Hưng Yên đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi, hiệu quả cao gấp 5 lần so với nuôi truyền thống.

Làm giàu từ mô hình nuôi cá trong ao bán nổi

Làm giàu từ mô hình nuôi cá trong ao bán nổi

VOV.VN -Mô hình nuôi cá trong ao bán nổi ở Hưng Yên đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi, hiệu quả cao gấp 5 lần so với nuôi truyền thống.