Ùn ùn nuôi cá lóc giống tự phát

(VOV) - Nguy cơ làm ô nhiễm môi trường nước và rớt giá cá lóc.

Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn từ hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lóc giống mang lại nên có rất nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã đổ xô đào ao cá lóc. Việc mở rộng diện tích nuôi cá lóc tự phát trên nền đất lúa không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.

Mô hình ương nuôi cá lóc giống thời gian gần đây phát triển rất mạnh ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân của tỉnh An Giang. Trong đó, điều đáng lưu ý là ở nhiều nông thôn nên rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông thả cá lóc.

Ông Trần Văn Hải, một người dân vừa đào ao nuôi cá lóc giống ở huyện Châu Phú cho biết như thế này: “Giá lúa rẻ quá rồi. Thấy người ta nuôi cá có giá thì cũng nuôi theo. Mới thả cá mấy ngày nay đây”.

Bên cạnh đó, điều đáng báo động là đến thời điểm này, việc phá đất lúa để đào ao nuôi cá lóc giống diễn ra ồ ạt nhưng sự can thiệp của chính quyền địa phương dường như chậm chạp.

Ông Nguyễn Hữu Dư ở tỉnh An Giang có kinh nghiệm hơn 8 năm nuôi cá lóc cho rằng: “Làm cái nghề này không dễ dàng chút nào. Làm lúc thuận lợi thì ngon chứ lúc bất lợi rồi thì tiêu tan hết. Không phải ai nuôi cũng được đâu”.

Nhiều người dân An Giang lo ngại sản lượng cá lóc sẽ ngày một tăng, tất yếu sẽ làm thay đổi mức cung – cầu, dễ dẫn đến tình trạng cá lóc bị rớt giá và người nuôi lại bị thua thiệt.

Ông Trần Văn Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú cho biết thêm: “Mình làm chưa có định hướng, quy hoạch. Cũng như cá tra khi cung vượt cầu thì hậu quả rất rõ. Địa phương hiện nay cũng có sự tuyên truyền cho bà con nắm. Sau đó, có quy hoạch cụ thể để sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường”.

Bài học về mở rộng diện tích để nuôi cá tra, bấp chấp yêu cầu của thị trường đã dẫn đến những thua lỗ của người nuôi vẫn còn đó. Nay là con cá lóc với hy vọng đổi đời. Có thể nói, việc nuôi, trồng tự phát những sản phẩm nông nghiệp mà mình có chứ chưa theo cái thị trường cần vẫn còn cố hữu nhiều trong suy nghĩ và hành động của người dân ĐBSCL. Đây là một vấn đề lớn đặt ra cho các ngành hữu quan và cả xã hội trong việc hoạch định chính sách và định hướng trong sản xuất, chăn nuôi để giúp người nông dân có những cách làm khoa học hơn nhằm phát triển sản xuất, thay đổi cuộc sống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp thủy sản nợ nần phá sản - người nuôi cá khốn khó
Doanh nghiệp thủy sản nợ nần phá sản - người nuôi cá khốn khó

Theo thống kê sơ bộ, chỉ 3 doanh nghiệp thủy sản vỡ nợ đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trăm nông dân nuôi cá với số tiền hơn 200 tỉ đồng.

Doanh nghiệp thủy sản nợ nần phá sản - người nuôi cá khốn khó

Doanh nghiệp thủy sản nợ nần phá sản - người nuôi cá khốn khó

Theo thống kê sơ bộ, chỉ 3 doanh nghiệp thủy sản vỡ nợ đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trăm nông dân nuôi cá với số tiền hơn 200 tỉ đồng.

Nuôi cá trá và tôm cùng gặp khó
Nuôi cá trá và tôm cùng gặp khó

(VOV)-Nuôi cá tra còn gặp nhiều khó khăn do giá bán thấp, chi phí đầu vào tăng cao, còn nuôi tôm cũng gặp khó do dịch bệnh lan rộng...

Nuôi cá trá và tôm cùng gặp khó

Nuôi cá trá và tôm cùng gặp khó

(VOV)-Nuôi cá tra còn gặp nhiều khó khăn do giá bán thấp, chi phí đầu vào tăng cao, còn nuôi tôm cũng gặp khó do dịch bệnh lan rộng...

Bianfishco trả người nuôi cá 90 tỷ đồng
Bianfishco trả người nuôi cá 90 tỷ đồng

(VOV) - Người nhận nhiều nhất được 4 tỷ đồng.

Bianfishco trả người nuôi cá 90 tỷ đồng

Bianfishco trả người nuôi cá 90 tỷ đồng

(VOV) - Người nhận nhiều nhất được 4 tỷ đồng.

Tiêu thụ không ổn định, người nuôi cá tra ngại đầu tư
Tiêu thụ không ổn định, người nuôi cá tra ngại đầu tư

(VOV)-Giá thuốc, thức ăn, nhiên liệu,… tăng cao gây tâm lý e ngại và chưa khuyến khích các hộ mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi.

Tiêu thụ không ổn định, người nuôi cá tra ngại đầu tư

Tiêu thụ không ổn định, người nuôi cá tra ngại đầu tư

(VOV)-Giá thuốc, thức ăn, nhiên liệu,… tăng cao gây tâm lý e ngại và chưa khuyến khích các hộ mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi.

Vùng nuôi cá tra đầu tiên được cấp chứng nhận quốc tế
Vùng nuôi cá tra đầu tiên được cấp chứng nhận quốc tế

Ngày 8/4, Tập đoàn Control Union World Group trao giấy chứng nhận Global GAP (sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế) cho vùng nuôi cá tra rộng 30ha của Công ty cổ phần NTACO, An Giang.

Vùng nuôi cá tra đầu tiên được cấp chứng nhận quốc tế

Vùng nuôi cá tra đầu tiên được cấp chứng nhận quốc tế

Ngày 8/4, Tập đoàn Control Union World Group trao giấy chứng nhận Global GAP (sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế) cho vùng nuôi cá tra rộng 30ha của Công ty cổ phần NTACO, An Giang.

Người nuôi cá tra phản đối quyết định của Bộ thương mại Mỹ
Người nuôi cá tra phản đối quyết định của Bộ thương mại Mỹ

(VOV) -Người dân và DN phản đối quyết định phi lý này; đồng thời, đề nghị Chính phủ cần đưa vụ việc ra Tòa án thương mại quốc tế Mỹ, WTO...

Người nuôi cá tra phản đối quyết định của Bộ thương mại Mỹ

Người nuôi cá tra phản đối quyết định của Bộ thương mại Mỹ

(VOV) -Người dân và DN phản đối quyết định phi lý này; đồng thời, đề nghị Chính phủ cần đưa vụ việc ra Tòa án thương mại quốc tế Mỹ, WTO...