Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp làm việc tại Đắk Lắk

VOV.VN -Ngày 16/8, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã làm việc với tỉnh Đắk Lắk về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Ngày 16/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương do ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy Viên ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phát biểu tại buổi làm việc.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có có 49 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động. Tổng tài sản các doanh nghiệp có vốn nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2019 là hơn 3.600 tỷ đồng; tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 gần 600 tỷ đồng. 

Trong số 49 doanh nghiệp nhà nước tại địa phương, có 29 doanh nghiệp thuộc diện UBND tỉnh quản lý. Với các doanh nghiệp này, tỉnh giữ nguyên mô hình hoạt động đối với 2 doanh nghiệp, cổ phần hóa 6 doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, chuyển đổi 7 Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên… 

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ những khó khăn trong thực hiện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nhất là những vướng mắc trong thực hiện sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý; các vấn đề về quỹ đất, vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa thuộc trung ương quản lý …

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy Viên ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, trước mắt tỉnh Đắk Lắk cần rà soát lại tất cả các đề án tái cấu trúc của các doanh nghiệp nhà nước để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung phù hợp với những yêu cầu mới, gắn tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước với yêu cầu thị trường tại địa phương; cần chủ động cùng các doanh nghiệp nhà nước đề xuất hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, như tăng cường quyền tự chủ của doanh nghiệp, các vấn đề trong đầu tư phát triển, sử dụng vốn, xử lý vấn đề liên quan đến đất đai… 

“Vướng mắc lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là đất đai. Chúng tôi mong địa phương quan tâm chỉ đạo phối hợp cùng với doanh nghiệp để sớm xác định được giá trị sử dụng đất cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn để khi có chỉ đạo của chính phủ thì chúng ta thực hiện cho tốt. Tôi mong muốn địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên tinh thần khi mà ủy ban đã chỉ đạo thì phải có nguồn lực để xin là làm chứ không phải xin là giữ chỗ, và chúng tôi cũng sẽ xin với chính phủ có chế để có thể bổ sung thêm một số chức năng hoặc cho ủy ban chỉ đạo những doanh nghiệp có chức năng để phối hợp trên đất rỗng để chuyển đổi phục vụ cho những mục tiêu tốt hơn, vừa đem lại diện mạo cho địa phương nhưng đồng thời đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như thu thuế cho địa phương rồi tạo công ăn việc làm cho người lao động”, ông Nguyễn Hoàng Anh nói.

Nhân dịp này, đoàn công tác đã hỗ trợ Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk 500 triệu đồng cho công tác an sinh xã hội và trợ giúp người dân vùng bị thiên tai trong tỉnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tục hành chính vẫn “hành” người dân và doanh nghiệp
Thủ tục hành chính vẫn “hành” người dân và doanh nghiệp

VOV.VN - Có căn cước công dân vẫn phải có kèm theo giấy chứng nhận đúng “chủ giấy tờ” là thực tế trớ trêu không ít người dân đang gặp phải hiện nay.

Thủ tục hành chính vẫn “hành” người dân và doanh nghiệp

Thủ tục hành chính vẫn “hành” người dân và doanh nghiệp

VOV.VN - Có căn cước công dân vẫn phải có kèm theo giấy chứng nhận đúng “chủ giấy tờ” là thực tế trớ trêu không ít người dân đang gặp phải hiện nay.

Doanh nghiệp vùng ĐBSCL cần nắm bắt cơ hội khi EVFTA thông qua
Doanh nghiệp vùng ĐBSCL cần nắm bắt cơ hội khi EVFTA thông qua

VOV.VN -Để tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, các doanh nghiệp vùng ĐBSCL cần hiểu rõ yêu cầu về hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn sản phẩm, lao động, môi trường...

Doanh nghiệp vùng ĐBSCL cần nắm bắt cơ hội khi EVFTA thông qua

Doanh nghiệp vùng ĐBSCL cần nắm bắt cơ hội khi EVFTA thông qua

VOV.VN -Để tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, các doanh nghiệp vùng ĐBSCL cần hiểu rõ yêu cầu về hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn sản phẩm, lao động, môi trường...

76.000 doanh nghiệp được bổ sung vào quy mô GDP
76.000 doanh nghiệp được bổ sung vào quy mô GDP

VOV.VN - Tổng cục Thống kê cho biết, 76.000 doanh nghiệp đã được bổ sung trong lần đánh giá lại quy mô GDP lần này.

76.000 doanh nghiệp được bổ sung vào quy mô GDP

76.000 doanh nghiệp được bổ sung vào quy mô GDP

VOV.VN - Tổng cục Thống kê cho biết, 76.000 doanh nghiệp đã được bổ sung trong lần đánh giá lại quy mô GDP lần này.