Việt Nam đang chuyển mình nhanh chóng

VOV.VN -Theo đánh giá của AFD Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành một nước rất hấp dẫn trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài

Theo đánh giá của Cơ quan Pháp triển Pháp tại Việt Nam (AFD), 20 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam luôn ở mức trên dưới 7%. Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi về xã hội, kinh tế và thể chế. Từ năm 1991 đến năm 2011, với mức thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng gấp đôi, Việt Nam đã đứng vào hàng các nước có thu nhập trung bình. Kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 3 lần.

Việt Nam hiện nằm trong số các nước đứng đầu về xuất khẩu gạo, cà phê, cao su cũng như một số mặt hàng chế biến công nghiệp như may mặc hoặc điện thoại di động. Cùng với thành công này là sự hiện diện ngày càng tích cực của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, ASEAN và APEC. Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực gia tăng các Hiệp định Thương mại tự do với các nước của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE). Ngoài ổn định chính trị và công bằng xã hội, Việt Nam còn hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành một nước rất hấp dẫn trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài.

Bằng chứng rõ nhất là lết quả khảo sát về Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) tại Việt Nam quý 2 vừa được EuroCham thực hiện vào tháng 5/2014 cho thấy niềm tin và triển vọng kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu tiếp tục gia tăng.

EuroCham khẳng định, với tăng từ 59 điểm quý trước lên 66 điểm quý này, niềm tin và triển vọng kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu đã trở về giai đoạn thịnh vượng của năm 2011. Mức tăng trưởng này càng thể hiện rõ sự cam kết của các doanh nghiệp châu Âu vào thị trường Việt Nam.

Việt Nam trước thách thức của quá trình tăng trưởng nhanh

Ông Rémi Genevey, Giám đốc AFD tại Việt Nam cho rằng: Sau khi đã đạt được những kết quả này, Việt Nam sẽ chuyển hướng tăng trưởng mới. Những cuộc cải cách đang tiến hành hoặc phải tiến hành để theo đuổi phát triển bền vững, công bằng và tạo ra nhiều của cải. Mặc dù quá trình tăng trưởng đã giúp giảm đáng kể tình trạng đói nghèo, nhưng đất nước vẫn phải đương đầu với những thay đổi mới. Gần 16% dân số Việt Nam sống dưới mức nghèo đói, ba phần tư người dân sống tại vùng nông thôn và hàng năm có khoảng 1 triệu thanh niên bước vào thị trường lao động. Ước tính đến năm 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 125 triệu dân.

Do vậy, theo ông Rémi Genevey, Việt Nam phải vượt qua những thách thức vô cùng lớn như tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề cho thanh niên, tình trạng gia tăng dân số tại các khu vực đô thị, nhu cầu sử dụng năng lượng tăng trong khi phải hướng tới phát triển nền công nghiệp năng lượng các bon thấp, đồng thời phải đảm bảo quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên (nước, đất, năng lượng tái tạo).

Hệ thống điện hiện giờ đã bao phủ phần lớn lãnh thổ quốc gia nhưng hệ thống nước sạch vẫn chưa được như vậy. Nhiều thành phố vừa và nhỏ vẫn còn thiếu nước sạch. Mặc dù đã có nhiều cải cách về kinh tế, một số lĩnh vực như lĩnh vực đầu tư công vẫn còn hoạt động thiếu minh bạch.

Việt Nam còn phải tiếp tục theo đuổi công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế để đảm bảo phát triển một cách bền vững. Hiện tại, Việt Nam đã cam kết thực hiện cải cách ngân hàng, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và điều chỉnh đầu tư công.

Việt Nam cũng phải chuẩn bị để ứng phó với hệ quả của tình trạng biến đổi khí hậu. Với 3.444 km bờ biển và hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng với độ cân bằng không ổn định, Việt Nam nằm trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự nóng lên của khí hậu. Nếu không được trang bị đầy đủ để đối phó với biến đổi khí hậu thì những nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển đất nước sẽ bị ảnh hưởng.

Và cam kết của AFD

Ông Rémi Genevey, Giám đốc AFD tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam là một trong những nước thụ hưởng hàng đầu từ những khoản tài trợ của Cơ quan Pháp triển Pháp tại Việt Nam (AFD), và là nước xếp thứ hai về mức cam kết tài chính của AFD có bảo lãnh của Chính phủ. 20 năm qua, kể từ 1994 đến nay, AFD đã cam kết tài trợ cho Việt Nam 1,5 tỷ Euro cho 75 dự án”.

Năm 2013, AFD đã cam kết 146 triệu Euro tại Việt Nam cho các dự án trong các lĩnh vực tài chính vi mô, phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng nông thôn, môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Ông Rémi Genevey, Giám đốc AFD tại Việt Nam cho biết, trong giai đoạn từ 2013 đến 2015, các hoạt động tài trợ của AFD nhằm mục đích hỗ trợ Việt Nam triển khai mô hình tăng trưởng mới trong khuôn khổ Kế hoạch Phát triển Kinh tế 2011 – 2015 và chiến lược tăng trưởng xanh đã được Việt Nam đưa ra. Các hoạt động của AFD tại Việt Nam phù hợp với các mục tiêu của chính sách hỗ trợ phát triển của Pháp và được xem xét định kỳ cùng với Chính phủ Việt Nam.

Hiện nay, chiến lược của AFD được phát triển xoay quanh ba định hướng: phát triển đô thị bền vững; hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất theo phương thức đảm bảo trách nhiệm xã hội và môi trường; chống biến đổi khí hậu.

Về hỗ trợ phát triển đô thị, AFD sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ công tác tại các vùng đô thị và tham gia vào các dự án mang tính quyết định trong lĩnh vực giao thông vận tải và năng lượng. Các hoạt động này được thực hiện thông qua các khoản vay dành cho Nhà nước và vay trực tiếp cho các quỹ đầu tư của địa phương, các doanh nghiệp Nhà nước, hoặc thậm chí cả các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) thông qua PROPARCO. Cụ thể là các khoản tài trợ này cho phép hỗ trợ những dự án lớn như dự án tàu điện ngầm tại Hà Nội, hoặc các dự án truyền tải điện, và cải thiện điều kiện sống của các tầng lớp dân cư đô thị và vùng ven đô. Các khoản tài trợ chủ yếu tập trung vào các dịch vụ cơ bản (nước, năng lượng, giao thong) với mục tiêu giảm thiểu các loại ô nhiễm.

AFD cũng tập trung vào lĩnh vực đào tạo nghề, phát triển các định chế tài chính có tác động mạnh mẽ tới xã hội và môi trường, cụ thể là tiếp tục hỗ trợ cho Ngân hàng Hợp tác Việt Nam và cho các Quỹ Tín dụng Nhân dân thông qua cả hoạt động tài chính vi mô, và nâng cao chất lượng và năng suất các ngành sản xuất nông nghiệp đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để bà con nông dân tham gia vào thị trường.

Trước thách thức về khí hậu và yêu cầu phải quản lý môi trường một cách bền vững. AFD hỗ trợ những chương trình lớn về quản lý nguồn nước và phòng chống lũ lụt (trong khuôn khổ các dự án hạ tầng cơ sở thủy nông, và quan trắc các vùng duyện hải tại các khu vực bị đe dọa nhiều nhất) và cả các chính sách công về giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thích ứng với bối cảnh mới. Ngoài hỗ trợ ngân sách cho chương trình chống biến đổi khí hậu, một số hình thức hỗ trợ khác cũng được triển khai, ví dụ như khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo hay tiết kiệm năng lượng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

AFD cam kết hỗ trợ 700 triệu euro cho Việt Nam
AFD cam kết hỗ trợ 700 triệu euro cho Việt Nam

VOV.VN -Thông tin được Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Hà Nội công bố chiều nay trong họp báo về hỗ trợ của cơ quan này cho Việt Nam.

AFD cam kết hỗ trợ 700 triệu euro cho Việt Nam

AFD cam kết hỗ trợ 700 triệu euro cho Việt Nam

VOV.VN -Thông tin được Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Hà Nội công bố chiều nay trong họp báo về hỗ trợ của cơ quan này cho Việt Nam.

Việt Nam - đối tác đứng thứ hai của AFD trên toàn cầu
Việt Nam - đối tác đứng thứ hai của AFD trên toàn cầu

VOV.VN - AFD đã cam kết 1,5 tỷ Euro cho 75 dự án được tài trợ tại Việt Nam kể từ 1994 đến nay

Việt Nam - đối tác đứng thứ hai của AFD trên toàn cầu

Việt Nam - đối tác đứng thứ hai của AFD trên toàn cầu

VOV.VN - AFD đã cam kết 1,5 tỷ Euro cho 75 dự án được tài trợ tại Việt Nam kể từ 1994 đến nay