Việt Nam được mời tham gia Hội nghị G7 mở rộng tại Nhật Bản

VOV.VN - Việt Nam là một trong 7 nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được mời tham gia Hội nghị Nhóm các nước phát triển (G7) tại Nhật Bản.

Báo Yomiuri số ra ngày 7/4 đăng thông tin từ quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết, Việt Nam sẽ là một trong 7 nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tham gia vào Hội nghị Nhóm các nước phát triển (G7) dự kiến sẽ diễn trong hai ngày 26-27/5 tại tỉnh Mie, Nhật Bản.

Nhóm các nước phát triển (G7)

Theo như thông lệ, nước Chủ tịch Hội nghị G7, ngoài việc đương nhiên mời 7 nước thuộc Nhóm, các Tổ chức quốc tế tham gia Hội nghị sẽ tổ chức Hội nghị mở  rộng. Theo đó, ngoài Việt nam sẽ có Lào, Indonesia, Bangladesh, Sri Lanka và Papua New Guinea. Chad là quốc gia châu Phi duy nhất  được mời tham gia Hội nghị mở rộng này.

Việc mời các nước này tham gia vào Hội nghị mở rộng G7 thể hiện vai trò của Nhật Bản với tư cách là nước duy nhất của Châu Á thuộc nhóm phát triển nhất trên thế giới.

Đây không phải là lần đầu tiên Hội nghị G7 mời các nước không thuộc nhóm cùng tham dự Hội nghị. Nước Chủ tịch có quyền quyết định mời những nước mà mình mong muốn. Ví dụ,  Đức (chủ nhà của Hội nghị G7 năm 2015) từng mời đại diện các nước như Nigeria, Tunisia, Iraq và Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde tham gia Hội nghị với chủ đề mối đe dọa toàn cầu của khủng bố.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết, nội dung nghị sự của Hội nghị sẽ tập trung  thảo luận về tình hình kinh tế thế giới, ảnh hưởng của giá dầu thô sụt giảm, tình hình Ukraine. Ngoài ra vấn đề Biển Đông sẽ được đề cập tại Hội nghị như một chủ đề chính bất chấp trước đó Trung Quốc đã có ý kiến cho rằng nhiệm vụ của Hội nghị G7 là bàn về các vấn đề kinh tế thế giới

Trước đó, để chuẩn bị cho Hội nghị, Thủ tướng Abe đã thăm một số nước trong nhóm G7 bàn về hợp tác phòng chống khủng bố, vấn đề Biển Đông, Biển Hoa Đông, tình hình kinh tế thế giới…cũng là chủ đề dự kiến sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Nhật Bản vào 26-27/5 tới.

Việc tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh G7 này là một nhiệm vụ quan trọng trong nửa đầu năm nay của chính quyền Thủ tướng Abe.

Thủ tướng Abe trong  năm 2016 này cũng mong muốn cải thiện quan hệ với Nga trong vấn đề lãnh hải (quần đảo Kurin). Nhưng do có những ý kiến bất đồng với Nga tại Hội nghị G8 (các nước G7 và Nga) về vấn đề Ukraine nên việc mời Nga tham dự vào Hội nghị G7 lần này là rất khó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhóm G7 phản đối Trung Quốc lấn biển phi pháp
Nhóm G7 phản đối Trung Quốc lấn biển phi pháp

VOV.VN - Hành động của Trung Quốc cải tạo bãi đá tiếp tục vấp phải sự phản đối của thế giới. Riêng Philippines còn dùng thêm chiến tranh video để đối phó.

Nhóm G7 phản đối Trung Quốc lấn biển phi pháp

Nhóm G7 phản đối Trung Quốc lấn biển phi pháp

VOV.VN - Hành động của Trung Quốc cải tạo bãi đá tiếp tục vấp phải sự phản đối của thế giới. Riêng Philippines còn dùng thêm chiến tranh video để đối phó.

Thêm 7 nước có thể được mời tới Hội nghị thượng đỉnh G7
Thêm 7 nước có thể được mời tới Hội nghị thượng đỉnh G7

VOV.VN - Nhật Bản đang cân nhắc việc mời thêm nguyên thủ 7 nước khác nhằm mở rộng các cuộc họp của hội nghị G7 dự kiến diễn ra vào tháng 5 tại nước này.

Thêm 7 nước có thể được mời tới Hội nghị thượng đỉnh G7

Thêm 7 nước có thể được mời tới Hội nghị thượng đỉnh G7

VOV.VN - Nhật Bản đang cân nhắc việc mời thêm nguyên thủ 7 nước khác nhằm mở rộng các cuộc họp của hội nghị G7 dự kiến diễn ra vào tháng 5 tại nước này.

 G7 cam kết hướng tới xây dựng các nền kinh tế cácbon thấp
G7 cam kết hướng tới xây dựng các nền kinh tế cácbon thấp

VOV.VN - Tuy nhiên mỗi nước lại không đưa ra các mục tiêu mang tính ràng buộc riêng, khiến nhiều nhà hoạt động môi trường hoài nghi về hiệu quả những tuyên bố này.

 G7 cam kết hướng tới xây dựng các nền kinh tế cácbon thấp

G7 cam kết hướng tới xây dựng các nền kinh tế cácbon thấp

VOV.VN - Tuy nhiên mỗi nước lại không đưa ra các mục tiêu mang tính ràng buộc riêng, khiến nhiều nhà hoạt động môi trường hoài nghi về hiệu quả những tuyên bố này.

Trung Quốc phản ứng trước Tuyên bố của Nhóm G7 về vấn đề Biển Đông
Trung Quốc phản ứng trước Tuyên bố của Nhóm G7 về vấn đề Biển Đông

VOV.VN -Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng các nước bên ngoài không được can thiệp vào công việc được cho là trong phạm vi "chủ quyền" của nước này.

Trung Quốc phản ứng trước Tuyên bố của Nhóm G7 về vấn đề Biển Đông

Trung Quốc phản ứng trước Tuyên bố của Nhóm G7 về vấn đề Biển Đông

VOV.VN -Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng các nước bên ngoài không được can thiệp vào công việc được cho là trong phạm vi "chủ quyền" của nước này.

G7 tuyên bố quan ngại về tình hình Biển Đông và Hoa Đông
G7 tuyên bố quan ngại về tình hình Biển Đông và Hoa Đông

VOV.VN - Bản tin thời sự  trưa nay (9/6) có những nội dung đáng chú ý sau:

G7 tuyên bố quan ngại về tình hình Biển Đông và Hoa Đông

G7 tuyên bố quan ngại về tình hình Biển Đông và Hoa Đông

VOV.VN - Bản tin thời sự  trưa nay (9/6) có những nội dung đáng chú ý sau:

Thủ tướng Nhật Bản dự kiến thăm các nước G7
Thủ tướng Nhật Bản dự kiến thăm các nước G7

VOV.VN - Với tư cách là Chủ tịch Nhóm G7, Thủ tướng Shinzo Abe dự định sẽ thăm 6 nước còn lại trước khi đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật trong năm nay.

Thủ tướng Nhật Bản dự kiến thăm các nước G7

Thủ tướng Nhật Bản dự kiến thăm các nước G7

VOV.VN - Với tư cách là Chủ tịch Nhóm G7, Thủ tướng Shinzo Abe dự định sẽ thăm 6 nước còn lại trước khi đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật trong năm nay.