Vinamotor chính thức đổi chủ từ Bộ GTVT sang doanh nghiệp khác

Vinamotor sang tay chủ mới với giá 1.250 tỷ đồng

Với việc bán toàn bộ 97,7% cổ phần của Vinamotor, nhà nước đã thu về hơn 1.250 tỷ đồng, và Vinamotor chính thức đổi chủ từ Bộ GTVT sang doanh nghiệp khác.

Sáng 11/1, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức đấu giá thành công bán cổ phần theo lô để thoái vốn nhà nước tại Tổng Cty Công nghiệp Ô tô Việt Nam - CTCP (Vinamotor).

Theo đó, trọn lô 85,58 triệu cổ phiếu tại Vinamotor do Bộ GTVT nắm giữ đã được bán với giá khởi điểm là 14.620 đồng/cổ phần.

Điểm đáng chú ý là giá trúng thầu của nhà đầu tư cao hơn 2 triệu đồng so với giá khởi điểm. Thời gian nộp tiền mua cổ phần từ ngày 12/1 đến ngày 21/1/2016.

Tổng vốn điều lệ của Vinamotor là 876,028 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn do nhà nước đang nắm giữ là 855,8 tỷ đồng, chiếm 97,7% vốn điều lệ; cổ phần của người lao động và tổ chức công đoàn là 4,514 tỷ đồng, chiếm 0,51% vốn điều lệ; cổ phần của nhà đầu tư mua đấu giá là 15,7 tỷ đồng, chiếm 1,79% vốn điều lệ.

Theo quy định của Bộ GTVT, doanh nghiệp tham gia đấu giá trọn lô phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 926 tỷ đồng, không có lỗ lũy kế và cam kết nắm giữ trong 5 năm.

Vì vậy, theo công bố của Hội đồng thẩm định Bộ GTVT, chỉ có 2 doanh nghiệp đủ điều kiện là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (Vinamco) và CTCP Phát triển TN (TN Development).

Kết quả, hai doanh nghiệp tham gia đấu giá Vinamotor sáng nay đưa ra mức giá khá sát nhau, chỉ cao hơn 2 triệu đồng so với giá khởi điểm.

Nhà đầu tư thắng cuộc đã trả hơn 1.250 tỷ đồng, cao hơn 2 triệu đồng mà đối thủ đưa ra.

Trước đó, tháng 5/2014, Bộ GTVT đã IPO Vinamotor nhưng kết quả chỉ bán được 1,5 triệu cổ phiếu trong tổng số 51 triệu cổ phần chào bán.

Tại thời điểm đó, Vinamotor kém hấp dẫn do nhà nước vẫn dự kiến nắm giữ 49% sau cổ phần hóa, cùng bối cảnh thị trường ô tô kém hấp dẫn.

Nhưng nay tình hình đã khác khi Nhà nước thoái toàn bộ vốn và ngành ôtô đang tăng trưởng mạnh.

Vinamotor có trụ sở chính đặt tại 120 phố Hàng Trống, Hà Nội. Vốn điều lệ dự kiến sau cổ phần hóa là 1.000 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính của Vinamotor là sản xuất xe có động cơ; sản xuất thân xe có động cơ, rơ moóc và bán rơ moóc; sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe; sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu; sản xuất mô tô, xe máy.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao 122 triệu cổ phiếu GEX bị 'nuốt chửng' chỉ trong nửa giờ giao dịch
Vì sao 122 triệu cổ phiếu GEX bị 'nuốt chửng' chỉ trong nửa giờ giao dịch

Trong vòng 30 phút mở cửa phiên, cổ phiếu GEX của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (GELEX) đã đi vào lịch sử sàn giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết (UPCoM) khi đạt lượng chuyển nhượng kỷ lục - 122 triệu đơn vị.

Vì sao 122 triệu cổ phiếu GEX bị 'nuốt chửng' chỉ trong nửa giờ giao dịch

Vì sao 122 triệu cổ phiếu GEX bị 'nuốt chửng' chỉ trong nửa giờ giao dịch

Trong vòng 30 phút mở cửa phiên, cổ phiếu GEX của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (GELEX) đã đi vào lịch sử sàn giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết (UPCoM) khi đạt lượng chuyển nhượng kỷ lục - 122 triệu đơn vị.

Những nữ doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2015
Những nữ doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2015

Chị em bà Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng (đều là Phó Chủ tịch HĐQT Vingroup) vẫn ở top đầu

Những nữ doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2015

Những nữ doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2015

Chị em bà Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng (đều là Phó Chủ tịch HĐQT Vingroup) vẫn ở top đầu