Vinatex đạt doanh thu 16.436 tỷ đồng nhờ ưu tiên bảo toàn lực lượng lao động

VOV.VN - Hoạt động của các đơn vị trong tập đoàn vẫn được duy trì hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành sợi có mức tăng trưởng ngoạn mục cả về doanh thu và lợi nhuận.

Thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh và phong trào công nhân lao động của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) năm 2021 chiều 23/12, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Vinatex cho biết, năm 2021 là một năm thực sự khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam.

Mặc dù vậy, vượt qua mọi khó khăn, ngành dệt may duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Giữ được vị trí trong top 3 các nước xuất khẩu (XK) dệt may, được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi năm 2022.

Chia sẻ những khó khăn trong năm 2021, ông Cao Hữu Hiếu bày tỏ, có thời điểm được đánh giá là tuyệt vọng, đặc biệt là với những doanh nghiệp ở các tỉnh phía Nam khi phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, dẫn đến chuỗi sản xuất gần như bị đứt gãy. Đặc biệt, trong quý III/2021, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, lao động không được đến nhà máy nên đã xảy ra tình trạng không đảm bảo tiến độ giao hàng, bị phạt hợp đồng.

“Điều này dẫn đến tình trạng một số khách hàng chuyển đơn hàng sang thị trường khác, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và suy giảm đà tăng trưởng của toàn ngành. Từ quý IV/2021, các tỉnh phía Nam dần mở cửa trở lại và Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP các doanh nghiệp bắt đầu trở lại sản xuất”, ông Hiếu cho biết.

Theo ông Hiếu, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2021, hoạt động của các đơn vị trong tập đoàn vẫn được duy trì hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành sợi có mức tăng trưởng ngoạn mục cả về doanh thu và lợi nhuận. Nhờ đó, toàn tập đoàn đã đạt được những kết quả kết quả sản xuất kinh doanh rất ấn tượng.

Cụ thể, doanh thu hợp nhất của tập đoàn ước đạt 16.436 tỷ đồng, bằng 110,7% cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.200 tỷ đồng, bằng 202% so với cùng kỳ, đạt 170% kế hoạch. Cao hơn năm 2019 trước đại dịch gần 70%.

“Để đạt được kết quả này là việc Tập đoàn đã ưu tiên bảo toàn lực lượng lao động. Tập đoàn luôn tuân thủ phương châm người lao động là tài sản đáng quý nhất của doanh nghiệp. Ngay trong tháng đầu khi cả nước bước vào “bình thường mới” tỷ lệ huy động lao động quay trở lại làm việc của toàn tập đoàn đã đạt 85-90%. Tới thời điểm hiện nay Tập đoàn đã lấy lại được toàn bộ lực lượng lao động”, ông Cao Hữu Hiếu nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dệt may duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn đối diện nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Dệt may duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn đối diện nhiều nguy cơ tiềm ẩn

VOV.VN - Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, không kiểm soát được dịch Covid-19; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai và biến đổi khí hậu luôn tiềm ẩn đối với ngành dệt may...

Dệt may duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn đối diện nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Dệt may duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn đối diện nhiều nguy cơ tiềm ẩn

VOV.VN - Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, không kiểm soát được dịch Covid-19; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai và biến đổi khí hậu luôn tiềm ẩn đối với ngành dệt may...

Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch Covid-19
Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch Covid-19

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu đạt được của ngành dệt may bằng với mục tiêu đề ra từ cuối năm 2020, nhưng cao hơn so với kịch bản tăng trưởng cao nhất dự kiến trong năm 2021.

Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch Covid-19

Xuất khẩu dệt may cán đích 39 tỷ USD bất chấp dịch Covid-19

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu đạt được của ngành dệt may bằng với mục tiêu đề ra từ cuối năm 2020, nhưng cao hơn so với kịch bản tăng trưởng cao nhất dự kiến trong năm 2021.

Dệt may cần 3 năm để lấy lại năng lực sản xuất như trước đại dịch
Dệt may cần 3 năm để lấy lại năng lực sản xuất như trước đại dịch

VOV.VN - Xu hướng dịch chuyển đơn hàng, gia tăng chi phí và nguy cơ thiếu lao động của các doanh nghiệp sẽ là những áp lực lớn cho ngành dệt may trong những năm tới.

Dệt may cần 3 năm để lấy lại năng lực sản xuất như trước đại dịch

Dệt may cần 3 năm để lấy lại năng lực sản xuất như trước đại dịch

VOV.VN - Xu hướng dịch chuyển đơn hàng, gia tăng chi phí và nguy cơ thiếu lao động của các doanh nghiệp sẽ là những áp lực lớn cho ngành dệt may trong những năm tới.

Dệt may - da giày lo lắng khó khăn lưu thông, thiếu nguồn lao động
Dệt may - da giày lo lắng khó khăn lưu thông, thiếu nguồn lao động

VOV.VN - Chuỗi cung ứng dệt may, da giày có nguy cơ đứt gãy do những yếu tố trong nước và việc khan hiếm lao động là một nguyên nhân chính.

Dệt may - da giày lo lắng khó khăn lưu thông, thiếu nguồn lao động

Dệt may - da giày lo lắng khó khăn lưu thông, thiếu nguồn lao động

VOV.VN - Chuỗi cung ứng dệt may, da giày có nguy cơ đứt gãy do những yếu tố trong nước và việc khan hiếm lao động là một nguyên nhân chính.

Một số mặt hàng dệt may xuất khẩu vào EAEU vượt ngưỡng hạn ngạch
Một số mặt hàng dệt may xuất khẩu vào EAEU vượt ngưỡng hạn ngạch

VOV.VN - Tùy thuộc lượng xuất khẩu vượt ngưỡng, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế tối huệ quốc (MFN) trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.

Một số mặt hàng dệt may xuất khẩu vào EAEU vượt ngưỡng hạn ngạch

Một số mặt hàng dệt may xuất khẩu vào EAEU vượt ngưỡng hạn ngạch

VOV.VN - Tùy thuộc lượng xuất khẩu vượt ngưỡng, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế tối huệ quốc (MFN) trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.

Chậm tiêm vaccine cho công nhân, dệt may lo thiếu nguồn nhân lực
Chậm tiêm vaccine cho công nhân, dệt may lo thiếu nguồn nhân lực

VOV.VN - Để yên tâm sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường như hiện nay, vấn đề mấu chốt của ngành dệt may vẫn là tiêm vaccine cho công nhân.

Chậm tiêm vaccine cho công nhân, dệt may lo thiếu nguồn nhân lực

Chậm tiêm vaccine cho công nhân, dệt may lo thiếu nguồn nhân lực

VOV.VN - Để yên tâm sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường như hiện nay, vấn đề mấu chốt của ngành dệt may vẫn là tiêm vaccine cho công nhân.