VN đang có 718 doanh nghiệp nhà nước so với con số 6.000 năm 2001

Bức tranh doanh nghiệp nhà nước 2016 được tổng kết là số lượng có vẻ giảm nhưng chất lượng chưa được cải thiện.

Theo ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đến tháng 10/2016, tổng số doanh nghiệp nhà nước là 718 doanh nghiệp. 718 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động ở 19 ngành, lĩnh vực. Đa số doanh nghiệp có quy mô lớn.

Số lượng DNNN giảm nhanh nhưng chất lượng cải thiện đáng kể (Ảnh minh họa)

So với năm 2001, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giảm mạnh về cả số lượng và lĩnh vực hoạt động. Năm 2001 có 6.000 doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong 60 ngành, lĩnh vực.

Tuy nhiên, báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước với Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị  toàn quốc Triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020, quá trính sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm.

“Nhiều doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp do nhà nước giữ cổ phần chi phối, đặc biệt là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vẫn còn ở không ít ngành, lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ, làm cho doanh nghiệp nhà nước chưa tập trung tối đa vào những lĩnh vực cần thiết”, ông Hà cho hay.

Tỷ lệ vốn nhà nước được bán ra khi cổ phần hóa và sau khi thóa vốn còn thấp, làm hạn chế đáng kể đến kết quả thực hiện các mục tiêu sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN đã đề ra.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính về kết quả IPO của 426 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, thì có 254 doanh nghiệp bán hết cổ phần và 172 doanh nghiệp không bán được hết cổ phần theo phương án phê duyệt.

Báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, năm 2015 có 128 doanh nghiệp IPO, bình quân bán được khoảng 36% tổng số lượng cổ phần chào bán.
Trong số DNNN, có 63% doanh nghiệp nhà nước còn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, trong đó có 16% số doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 90% vốn điều lệ.

Sau IPO, tính bình quân, Nhà nước vẫn nắm giữ 81% vốn điều lệ tại doanh nghiệp, Nhà đầu tư bên ngoài nắm giữ 9,5%, nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 7,3%, người lao động và tổ chức công đoàn nắm giữ 2,2%.

'Ngoài nguyên nhân khách quan về thị trường, chậm trễ trong cổ phần hóa, thóa vốn doanh nghiệp nhà nước có ngyên nhân từ nhận thức và tầm nhìn của không ít cấp ủy, chính quyền và doanh nghiệp về hoạt động này chưa đầy đủ, bị ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ và tư duy nhiệm kỳ", ông Hà đánh giá./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hoạt động kém hiệu quả, nhiều DNNN vẫn được “bơm” vốn đều đặn
Hoạt động kém hiệu quả, nhiều DNNN vẫn được “bơm” vốn đều đặn

VOV.VN - Nhiều DNNN trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hoạt động chưa thực sự hiệu quả, nhưng vẫn được "bơm” vốn đều đặn dẫn đến những hệ lụy về môi trường.

Hoạt động kém hiệu quả, nhiều DNNN vẫn được “bơm” vốn đều đặn

Hoạt động kém hiệu quả, nhiều DNNN vẫn được “bơm” vốn đều đặn

VOV.VN - Nhiều DNNN trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hoạt động chưa thực sự hiệu quả, nhưng vẫn được "bơm” vốn đều đặn dẫn đến những hệ lụy về môi trường.

Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn
Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn

VOV.VN -Nhiều nhà đầu tư, chuyên gia kiến nghị cần có những biện pháp để tránh “lợi ích nhóm” lợi dụng làm thất thoát vốn của nhà nước.

Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn

Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn

VOV.VN -Nhiều nhà đầu tư, chuyên gia kiến nghị cần có những biện pháp để tránh “lợi ích nhóm” lợi dụng làm thất thoát vốn của nhà nước.

Tiền thoái vốn DNNN nên dùng làm “mồi nhử” để thu hút đầu tư
Tiền thoái vốn DNNN nên dùng làm “mồi nhử” để thu hút đầu tư

VOV.VN -Theo TS. Trần Du Lịch, dùng vốn thoái được để làm vốn "mồi" kêu gọi tư nhân đầu tư vào hạ tầng như cảng, đường sá, hệ thống giao thông… 

Tiền thoái vốn DNNN nên dùng làm “mồi nhử” để thu hút đầu tư

Tiền thoái vốn DNNN nên dùng làm “mồi nhử” để thu hút đầu tư

VOV.VN -Theo TS. Trần Du Lịch, dùng vốn thoái được để làm vốn "mồi" kêu gọi tư nhân đầu tư vào hạ tầng như cảng, đường sá, hệ thống giao thông… 

Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?
Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?

VOV.VN - VAFI đề xuất 2 giải pháp để các doanh nghiệp Nhà nước buộc phải niêm yết chứng khoán tạo điều kiện tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa.

Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?

Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?

VOV.VN - VAFI đề xuất 2 giải pháp để các doanh nghiệp Nhà nước buộc phải niêm yết chứng khoán tạo điều kiện tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa.

Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định
Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định

VOV.VN -Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ KHĐT tiếp tục theo dõi, báo cáo và đề xuất xử lý đối với các vi phạm về công bố thông tin.

Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định

Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định

VOV.VN -Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ KHĐT tiếp tục theo dõi, báo cáo và đề xuất xử lý đối với các vi phạm về công bố thông tin.

Nhiều DNNN hoạt động chưa hiệu quả, quản trị yếu kém
Nhiều DNNN hoạt động chưa hiệu quả, quản trị yếu kém

VOV.VN - Đây là đánh giá của Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội trong báo cáo thẩm tra về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.

Nhiều DNNN hoạt động chưa hiệu quả, quản trị yếu kém

Nhiều DNNN hoạt động chưa hiệu quả, quản trị yếu kém

VOV.VN - Đây là đánh giá của Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội trong báo cáo thẩm tra về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.