Vốn FDI đăng ký quý I bằng gần 40% cả năm 2012
Thứ Bảy, 19:02, 23/03/2013
(VOV) - Lượng vốn FDI đăng ký tăng mạnh trong tháng 3, ước đạt hơn 5,4 tỷ USD, đưa lượng vốn cả quý I lên hơn 6,03 tỷ USD.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến 22/3, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân vào Việt Nam ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ 2012, bằng 25,8% vốn giải ngân cả năm 2012.
So với số liệu công bố cùng thời điểm tháng 2/2013, tính toán của chúng tôi cho thấy, vốn FDI giải ngân tăng đã tăng tới 1,65 tỷ USD.
Cũng theo báo cáo, tổng vốn đăng ký mới đến 20/3 ước 2,93 tỷ USD, tăng 2,2% so cùng kỳ 2012, với 191 dự án - thấp hơn so với con số 259 dự án của cùng kỳ. Số vốn đăng ký tăng thêm là 3,107 tỷ USD, tăng gần 277%, với 71 lượt dự án.
Tính chung cả đăng ký mới và tăng thêm, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đến 20/3 ước 6,034 tỷ USD, tăng 63,3% so cùng kỳ 2012 và bằng hơn 37% tổng vốn đăng ký cả năm 2012.
Trước đó, cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ 1/2 đến 20/2/2013, tổng vốn FDI đăng ký mới đạt chỉ 630,3 triệu USD. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng từ 20/2 - 20/3, vốn FDI vào Việt Nam đã đạt hơn 5,4 tỷ USD.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều vốn nhất với 84 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 5,539 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong quý I.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 249,84 triệu USD, chiếm gần 4,1% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 29 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 85,2 triệu USD.
Xét theo đối tác, quý I, Nhật Bản vẫn là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,159 tỷ USD, chiếm 52,3% tổng vốn FDI. Tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong...
Xét theo địa bàn đầu tư, Thanh Hoá là địa phương thu hút nhiều vốn nhất trong quý I, chủ yếu do sự điều chỉnh tăng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Tiếp theo là Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng.../.
So với số liệu công bố cùng thời điểm tháng 2/2013, tính toán của chúng tôi cho thấy, vốn FDI giải ngân tăng đã tăng tới 1,65 tỷ USD.
Cũng theo báo cáo, tổng vốn đăng ký mới đến 20/3 ước 2,93 tỷ USD, tăng 2,2% so cùng kỳ 2012, với 191 dự án - thấp hơn so với con số 259 dự án của cùng kỳ. Số vốn đăng ký tăng thêm là 3,107 tỷ USD, tăng gần 277%, với 71 lượt dự án.
Tính chung cả đăng ký mới và tăng thêm, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đến 20/3 ước 6,034 tỷ USD, tăng 63,3% so cùng kỳ 2012 và bằng hơn 37% tổng vốn đăng ký cả năm 2012.
Trước đó, cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ 1/2 đến 20/2/2013, tổng vốn FDI đăng ký mới đạt chỉ 630,3 triệu USD. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng từ 20/2 - 20/3, vốn FDI vào Việt Nam đã đạt hơn 5,4 tỷ USD.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều vốn nhất với 84 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 5,539 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong quý I.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 249,84 triệu USD, chiếm gần 4,1% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 29 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 85,2 triệu USD.
Xét theo đối tác, quý I, Nhật Bản vẫn là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,159 tỷ USD, chiếm 52,3% tổng vốn FDI. Tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong...
Xét theo địa bàn đầu tư, Thanh Hoá là địa phương thu hút nhiều vốn nhất trong quý I, chủ yếu do sự điều chỉnh tăng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Tiếp theo là Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng.../.