Vực dậy "Vương quốc gốm đỏ" ở Vĩnh Long

VOV.VN - Làng nghề làm gạch gốm ở Vĩnh Long được hình thành cách đây hơn 100 năm, tập trung nhiều ở huyện Mang Thít. Vào khoảng những năm 1980 nghề sản xuất gạch gốm ở Vĩnh Long phát triển mạnh, đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên hiện nay việc sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn. Tỉnh Vĩnh Long đã và đang tìm hướng đi mới cho làng nghề này.

 

Đã từ lâu, người dân Vĩnh Long tự hào với danh xưng “Vương quốc gốm đỏ” với những làng nghề gạch, gốm thủ công truyền thống lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thời hoàng kim của những năm 1980, ngành gạch gốm có gần 3.000 miệng lò hoạt động xuyên suốt quanh năm. Làng nghề cung cấp gạch thẻ, gạch ống, gạch tàu số lượng lớn cho người dân trong và ngoài tỉnh.  

Hàng nghìn sản phẩm gạch, gốm với mẫu mã, kiểu dáng khác nhau được tạo ra từ bàn tay tài hoa của người thợ thủ công đã được khách hàng ưa chuộng và giúp cho nhiều cơ sở sản xuất gạch gốm "ăn nên làm ra" một thời. Trong những năm hoàng kim, sản phẩm gốm đã xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Hoa Kỳ, Australia, Đài Loan, HongKong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản….

Ở thời kỳ hưng thịnh nhất, có lúc giá trị ngành gạch gốm chiếm gần 50% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, qua đó cho thấy nghề sản xuất gạch ngói là một trong những thế mạnh của tỉnh.

“Vào khoảng thập niên năm 1990 rất thịnh vượng, sản xuất không đủ để bán. Lúc đó chủ yếu sản xuất gạch tàu, gạch men thì chưa có, gạch ống chưa có làm theo công nghệ như hiện nay. Sản xuất chủ yếu phục vụ cho các khu công nghiệp, bán rất đắt. Công nhân làm việc có khoảng 20 công nhân làm khoảng 3-4 miệng lò làm không đủ đáp ứng nhu cầu. Công việc cực nhọc nhưng có thu nhập cao, rất là vui” - anh Võ Hài Hữu, một chủ lò gạch ở huyện Mang Thít nhớ lại.

Nhưng từ những năm 2010 trở lại đây, ngành gạch gốm bắt đầu có xu hướng chậm lại do chi phí sản xuất cao, giá bán sản phẩm đầu ra thấp, các lò gạch bắt đầu có dấu hiệu thua lỗ nên nhiều cơ sở không còn hoạt động.

Trước những khó khăn của ngành sản xuất gạch gốm, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai nhiều giải pháp nhằm vực dậy hoạt động của làng nghề. Theo đó, năm 2013, tỉnh ban hành đề án ''Tổ chức lại ngành sản xuất gạch, gốm tỉnh Vĩnh Long'', năm 2016 tỉnh ban hành đề án  ''Nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 2016 - 2020'' và giai đoạn 2021 - 2025.  Các chính sách này đã giúp các doanh nghiệp hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, dần tìm lại được chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế giới.

Bên cạnh việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm gạch gốm trên thị trường, tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Di sản đương đại Mang Thít". Đây là bước đi mới của tỉnh nhằm bảo tồn và phát triển nghề gạch gốm truyền thống vừa kết hợp với phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các lò gạch gốm hiện có, làm điểm nhấn mang tính đột phá, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.

“Chúng ta đã thông qua được đồ án quy hoạch chung của vùng sản xuất gạch gốm Mang Thít. Sau khi ban hành đồ án này chúng ta sẽ có quy hoạch chi tiết, sau đó mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các quy hoạch chi tiết, làm sao cho đa dạng về các dịch vụ trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch trong thời gian tới” - ông Phan Văn Giàu, Giám đốc Sở VH TT - DL tỉnh Vĩnh Long cho biết thêm.

Để thực hiện đề án này, tỉnh Vĩnh Long đã ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù bảo tồn lò gạch, gốm không còn hoạt động. Toàn bộ vùng di sản khoảng 3.060 ha thuộc 4 xã Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú và Hòa Tịnh thuộc huyện Mang Thít được bảo tồn với 653 lò. Tỉnh Vĩnh Long kỳ vọng “Vương quốc gạch gốm” bên cạnh việc sản xuất gạch gốm theo các quy trình hiện đại cũng sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, mang đến cho làng nghề một hướng đi mới để những lò gạch rêu phong, cổ kính đưa nền văn hóa Vĩnh Long đi xa hơn.

Hiện nay tỉnh Vĩnh Long đang chuẩn bị tổ Festival Gạch gốm đỏ- Kinh tế xanh, với nhiều hoạt động nhằm xúc tiến thương mại đầu tư phát triển du lịch một làng nghề nổi tiếng, độc đáo trong khu vực ĐBSCL. Đây là sự kiện quan trọng được sự đồng tình ủng hộ của các doanh nghiệp sản xuất gạch gốm. “Trong hiệp hội đang tất bật sản xuất các sản phẩm để trưng bày, sản phẩm lần này rất đa dạng và phong phú. Các hội viên trong hiệp hội cũng đã nhận làm sản phẩm làm quà tặng trong ngày diễn ra Festival này. Quà tặng là bình gốm có hoa văn khắc về hình ảnh về làng gạch gốm ở Vĩnh Long”. Bà Đoàn Thị Ngọc Diệp,  Chủ tịch Hiệp hội Gạch gốm mỹ nghệ Vĩnh Long cho biết.

Với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hứa hẹn Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần này sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về vùng đất Vĩnh Long - Điểm hẹn phương Nam, những giá trị di sản văn hóa độc đáo của Vương Quốc Đỏ - Mang Thít.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vĩnh Long bảo tồn làng nghề lò gạch, gốm thuộc di sản đương đại Mang Thít
Vĩnh Long bảo tồn làng nghề lò gạch, gốm thuộc di sản đương đại Mang Thít

VOV.VN - Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt, sáng nay 18/11, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học để đóng góp ý tưởng triển khai Đề án Di sản đương đại Mang Thít.

Vĩnh Long bảo tồn làng nghề lò gạch, gốm thuộc di sản đương đại Mang Thít

Vĩnh Long bảo tồn làng nghề lò gạch, gốm thuộc di sản đương đại Mang Thít

VOV.VN - Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt, sáng nay 18/11, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học để đóng góp ý tưởng triển khai Đề án Di sản đương đại Mang Thít.

Vĩnh Long tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Vĩnh Long tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Mặc dù có nhiều cố gắng trong đẩy nhanh tiến độ nhưng đến ngày 15/10, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của Vĩnh Long mới chỉ đạt hơn 40% so với kế hoạch năm. Một số công trình đến nay chưa thể khởi công. Từ nay đến cuối năm Vĩnh Long sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ để giải ngân đạt 95% vốn đầu tư công theo kế hoạch đề ra.

Vĩnh Long tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Vĩnh Long tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

VOV.VN - Mặc dù có nhiều cố gắng trong đẩy nhanh tiến độ nhưng đến ngày 15/10, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của Vĩnh Long mới chỉ đạt hơn 40% so với kế hoạch năm. Một số công trình đến nay chưa thể khởi công. Từ nay đến cuối năm Vĩnh Long sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ để giải ngân đạt 95% vốn đầu tư công theo kế hoạch đề ra.

Hàng trăm doanh nghiệp tại Vĩnh Long rút khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm
Hàng trăm doanh nghiệp tại Vĩnh Long rút khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm

VOV.VN - Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Vĩnh Long có gần 200 doanh nghiệp rút khỏi thị trường sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân do sản xuất kinh doanh gặp khó, xuất khẩu giảm.

Hàng trăm doanh nghiệp tại Vĩnh Long rút khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm

Hàng trăm doanh nghiệp tại Vĩnh Long rút khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm

VOV.VN - Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Vĩnh Long có gần 200 doanh nghiệp rút khỏi thị trường sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân do sản xuất kinh doanh gặp khó, xuất khẩu giảm.