Vườn vú sữa Lò rèn ở Tiền Giang có nguy cơ bị “xóa sổ”

VOV.VN -Sau 7-8 năm tuổi thì cây vú sữa đột nhiên có biểu hiện “lão hóa”: khô cành, rụng lá giảm năng suất, chất lượng trái.

Hiện nay, nhà vườn tỉnh Tiền Giang rất lo ngại trước tình trạng cây vú sữa Lò rèn đang bị chết sớm khoảng 30% so với tổng diện tích. Sau 7-8 năm tuổi thì cây vú sữa đột nhiên có biểu hiện “lão hóa”: khô cành, rụng lá giảm năng suất, chất lượng trái; sau đó thối rễ và chết trắng. Dù ngành chuyên môn đã tích cực hướng dẫn nhà vườn áp dụng các biện pháp phòng ngừa, điều trị căn bệnh này nhưng vẫn chưa khống chế được tình trạng cây vú sữa Lò rèn chết sớm.

Vú sữa Lò rèn

Theo ngành chuyên môn, cây vú sữa Lò rèn bị bệnh chết sớm có thể do nhà vườn lạm dụng bón phân hóa học và phun thuốc bảo vệ thực vật; thường xuyên xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Toàn tỉnh Tiền Giang có  hơn 3.000 ha cây vú sữa Lò rèn, trồng tập trung ở các xã ven sông Tiền của huyện Châu Thành và Cai Lậy. Đây là một trong 7 loại trái cây đặc sản của địa phương có giá trị kinh tế cao. Trước tình trạng cây vú sữa Lò rèn bị bệnh và chết hàng loạt, nhà vườn đã phá bỏ diện tích cây ăn trái này để chuyển sang trồng cây khác.

Ông  Trần  Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Trước mắt đề xuất các ngành chức năng của huyện, tỉnh và các nhà khoa học làm cách nào để cứu một số cây vú sữa khô cành thối rễ chết hàng loạt. Trái cây cũng không chất lượng, trồng 7-8 năm ăn được vài mùa thì giảm chất lượng, trái nhỏ, bị sâu nên giá bán ra không cao”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền Giang chuẩn bị đưa 1,6 tấn vú sữa sang Anh
Tiền Giang chuẩn bị đưa 1,6 tấn vú sữa sang Anh

Do cuối vụ nên lô hàng xuất khẩu này Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn bán với giá 32.000 đồng/kg, cao hơn giá nội địa gấp 2 lần.

Tiền Giang chuẩn bị đưa 1,6 tấn vú sữa sang Anh

Tiền Giang chuẩn bị đưa 1,6 tấn vú sữa sang Anh

Do cuối vụ nên lô hàng xuất khẩu này Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn bán với giá 32.000 đồng/kg, cao hơn giá nội địa gấp 2 lần.