|
Mỗi ngày đi vớt sứa trên biển, một ngư dân cũng kiếm được từ 2 – 3 triệu đồng (Ảnh: Dân trí) |
|
Để có được những đồng tiền trên họ phải “đổ mồ hôi sôi nước mắt” với nghề được coi là "vớt vàng trắng" trên biển (Ảnh: KT) |
|
Gian nan nghề "vớt vàng trắng" trên biển (Ảnh: Báo Thanh Hóa) |
|
Trong những tháng dài lênh đênh trên biển, ngư dân phải đối mặt với cảnh thiếu điện, thiếu nước sạch và khan hiếm nhu yếu phẩm (Ảnh: Dân trí) |
|
Một ngày mưu sinh trên biển thường bắt đầu từ 0 giờ đêm, cũng có ngày là 3 giờ sáng tùy thuộc vào con nước, hướng gió, lượng sứa trong ngày nhiều hay ít (Ảnh: KT) |
|
Thông thường công việc một ngày phải làm liên tục hơn 10 tiếng đồng hồ (Ảnh: Báo Nghệ An) |
|
Sứa đánh được đem vào bờ, chủ vựa cho người đến đếm, nhận phiếu thu mua và bán cho thương lái (Ảnh: Dân trí) |
|
Chân và đầu sứa có giá cao hơn thân sứa. Trong ảnh là những chân sứa sau khi được phân loại (Ảnh: Dân trí) |
|
Sứa bắt được thường trữ trong các khoang lớn của thuyền, thúng trước khi tập kết vào bờ (Ảnh: KT) |
|
Để tránh sứa biển dính vào người gây rát da thậm chí là nhiễm trùng, người dân thường mang áo quần bảo hộ, tay chân đều được bịt kín tránh tiếp xúc với sứa (Ảnh: KT) |
|
Sứa biển được ví như vàng trắng bởi nó mang lại giá trị kinh tế rất cao. Trung bình mỗi con sứa có giá từ 9.000 - 14.000 đồng/con (Ảnh: KT) |
|
Sứa biển được mùa không chỉ mang lại kinh tế cho ngư dân mà nhiều người làm thuê cũng kiếm được công ăn việc làm (Ảnh: KT) |
|
Nhiều năm trở lại đây, sứa biển được thương lái mua với giá rất cao nên nghề săn sứa biển cũng giúp ngư dân thu được tiền triệu mỗi ngày (Ảnh: KT) |
|
Để bắt được "vàng trắng", hầu hết ngư dân phải thức trắng đêm (Ảnh: KT) |