Xem xét lại quy định về doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN - Theo đó, Nhà nước chỉ sở hữu vốn chứ không sở hữu doanh nghiệp, không sở hữu tài sản.

Sáng 11/4, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp mở rộng thẩm tra dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi).

Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) mặc dù cơ bản giữ nguyên cấu trúc, gồm 10 chương, nhưng tăng 42 điều mới, có 132 điều được sửa đôi, bổ sung, 39 điều được giữ nguyên và bãi bỏ 5 điều.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, dự thảo luật tiếp tục hiện thực hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế. Quy định như vậy sẽ phù hợp với Hiến pháp và chặt chẽ hơn so với Luật hiện hành.

Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi cũng được đánh giá là có nhiều điểm mới có lợi cho doanh nghiệp khi không ghi tên ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật; kết hợp đồng thời thủ tục đăng ký doanh nghiệp với thủ tục thuế, đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội. Từ đó giảm từ 9 thủ tục hành chính xuống chỉ còn 5 thủ tục.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng, cần xem xét lại một số quy định về doanh nghiệp Nhà nước trong dự thảo luật.

Đại biểu Trần Du Lịch không đồng tình về chương Doanh nghiệp Nhà nước trong dự thảo luật, bởi có sự nhầm lẫn: Nhà nước sở hữu vốn chứ không sở hữu doanh nghiệp, không sở hữu tài sản.

“Đây là một nhầm lẫn ghê gớm từ đó dẫn đến một quan niệm sai rằng, cứ Nhà nước góp 51% vốn là trở thành doanh nghiệp mang tính Nhà nước. Cần phải chuyển sang cách hiểu rằng, Nhà nước sở hữu cổ phần chứ không sở hữu tài sản. Trên thị trường, không phân biệt, ai kinh doanh, chỉ quan tâm rằng kinh doanh dưới hình thức nào theo đúng pháp luật, đó mới là tinh thần đổi mới cần có khi sửa đổi Luật doanh nghiệp”, Đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Nhiều đại biểu cũng nhất trí cao với việc bổ sung khái niệm doanh nghiệp xã hội; cần có những quy định chặt chẽ đối với doanh nghiệp này để tránh tình trạng thâm dụng lao động. Bên cạnh đó, 1 số ý kiến đề nghị, không nên quy định về công ty mẹ, công ty con trong dự thảo luật lần này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng

Năm 2008, bối cảnh kinh tế có nhiều bất ổn, nhưng số doanh nghiệp đăng ký mới vẫn tăng khoảng 27%, tổng vốn đăng ký tăng gần 30% so với năm 2007.

Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng

Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng

Năm 2008, bối cảnh kinh tế có nhiều bất ổn, nhưng số doanh nghiệp đăng ký mới vẫn tăng khoảng 27%, tổng vốn đăng ký tăng gần 30% so với năm 2007.

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp và tính tôn nghiêm của pháp luật
Sửa đổi Luật Doanh nghiệp và tính tôn nghiêm của pháp luật

(VOV) -Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xem xét sự tuân thủ pháp luật của chủ thể trình luật và của doanh nghiệp.

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp và tính tôn nghiêm của pháp luật

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp và tính tôn nghiêm của pháp luật

(VOV) -Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xem xét sự tuân thủ pháp luật của chủ thể trình luật và của doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực
Luật Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực

Khoảng 1.500 doanh nghiệp Nhà nước sẽ chuyển sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Luật Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực

Luật Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực

Khoảng 1.500 doanh nghiệp Nhà nước sẽ chuyển sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.