Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục chiếm ưu thế

VOV.VN - Xuất khẩu sản phẩm nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao chứng tỏ nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp.

Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ Quý I của Bộ Công Thương chiều 30/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, mặc dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng bởi căng thẳng, xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine… nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I/2022 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao, ước tính đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,37% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9%.

Tính riêng trong tháng 3/2022, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu hồi phục mạnh mẽ, ước đạt 34,06 tỷ USD, tăng 45,5% so với tháng trước và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu tăng cả về lượng và giá ở nhiều nhóm hàng, đặc biệt ở một số nhóm mặt hàng như nông sản, dầu thô, xăng dầu, phân bón, chất dẻo… Tính chung quý 1/2022, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 88,6 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực doanh nghiệp trong nước tăng cao (tăng 22%) hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 10%).

“Thực tế trong quý I/2022, đã có 16 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 5 mặt hàng so với quý I/2021, chiếm 83,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 57,9%). Điều này cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp”, lãnh đạo Bộ Công Thương thông tin.

Phân tích sâu hơn về các nhóm hàng xuất khẩu, ông Đỗ Thắng Hải cho biết, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản quý I/2022 ước đạt 7,27 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điểm nổi bật trong xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản là xuất khẩu thủy sản trong tháng 3/2022 ước tính đạt 900 triệu USD, tăng tới 41% so với tháng 2/2022 và tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong quý 1/2022, xuất khẩu thủy sản cả nước ước tính đạt 2,4 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước (trong đó cá tra và tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất).

“Nguyên nhân chủ yếu là các thị trường hiện đều có nhu cầu rất cao đối với thủy sản Việt Nam. Tình hình xung đột Nga - Ukraine mặc dù tác động nhỏ đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga và Ukraine (Nga chiếm 2%, Ukraine chiếm 0,3%) nhưng lại có tác động lớn đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam khi 2 thị trường này là 2 trong số 20 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chỉ rõ.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến quý I/2022 tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch đạt 76,18 tỷ USD, tăng 11,6% so với quý I/2021 và chiếm 86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng trong nhóm đều tăng trưởng cao hơn so với quý I/2021. Trong đó, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đạt 14,23 tỷ USD, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường xuất khẩu, lãnh đạo Bộ Công Thương thông tin thêm, trong quý I/2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 25,57 tỷ USD, chiếm 28,87% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bộ Công Thương dự báo, trong thời gian tới xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tiếp tục khởi sắc. Lý do là bởi, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và việc triển khai các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam được thực thi một cách đầy đủ với thuế quan ưu đãi hơn cùng với những cam kết về tạo thuận lợi giảm thiểu các rào cản.

Bên cạnh đó, làn sóng chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài với quy mô sản xuất lớn và mạng lưới khách hàng rộng khắp sẽ là động lực mới cho hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, gói phục hồi kinh tế với các chính sách hỗ trợ bao gồm cả thuế, phí sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nghiệp hỗ trợ tận dụng lợi thế tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Công nghiệp hỗ trợ tận dụng lợi thế tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

VOV.VN - Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đã làm gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Cùng với đó, áp lực từ giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao đã khiến các doanh nghiệp FDI có nhu cầu tìm kiếm nhà cung ứng trong nước hơn trước đây.

Công nghiệp hỗ trợ tận dụng lợi thế tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ tận dụng lợi thế tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

VOV.VN - Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đã làm gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Cùng với đó, áp lực từ giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao đã khiến các doanh nghiệp FDI có nhu cầu tìm kiếm nhà cung ứng trong nước hơn trước đây.

Sản xuất công nghiệp phục hồi từ sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao
Sản xuất công nghiệp phục hồi từ sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao

VOV.VN - Các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo dần thích ứng, nhanh nhạy tìm ra cách để duy trì sản xuất, nối lại chuỗi cung ứng thông suốt trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn còn có xu hướng phức tạp.

Sản xuất công nghiệp phục hồi từ sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao

Sản xuất công nghiệp phục hồi từ sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao

VOV.VN - Các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo dần thích ứng, nhanh nhạy tìm ra cách để duy trì sản xuất, nối lại chuỗi cung ứng thông suốt trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn còn có xu hướng phức tạp.

Đà Nẵng ưu tiên đầu tư 19 dự án công nghiệp dịch vụ du thuyền
Đà Nẵng ưu tiên đầu tư 19 dự án công nghiệp dịch vụ du thuyền

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng đang tham vấn lấy ý kiến Dự thảo Đề án Phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền, với định hướng trong tương lai sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Đà Nẵng ưu tiên đầu tư 19 dự án công nghiệp dịch vụ du thuyền

Đà Nẵng ưu tiên đầu tư 19 dự án công nghiệp dịch vụ du thuyền

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng đang tham vấn lấy ý kiến Dự thảo Đề án Phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền, với định hướng trong tương lai sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.