Cuộc di dân ở làng phong Hòa Vân

(VOV) - Có lẽ đây là cuộc di dân, giải phóng mặt bằng đặc biệt khi những bệnh nhân ở một làng phong tái hòa nhập cộng đồng.

Làng Hòa Vân, Làng Vân hay cái tên mà người vùng này quen gọi là làng phong thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Ngôi làng nằm gần như tách biệt với xã hội. Có lẽ điều giúp họ nhớ đến thế giới bên ngoài chỉ là tiếng còi tàu. Nơi đó có mặt hơn 300 con người mắc bệnh phong và con em họ.

Hình thành gần nửa thế kỷ khi những người đầu tiên dắt díu nhau tìm đến trú ẩn ở rẻo đất hiểm trở bên chân đèo Hải Vân. Chừng đó thời gian chẳng làm thay đổi nơi đây, làng vẫn còn rất nghèo và thiếu thốn trăm bề vì đơn giản đa số người ở làng không còn khả năng lao động, kế sinh nhai chỉ là bám vào biển, vào rừng, mò cua, bắt ốc, săn chim bắt thú.

Cuối tháng 8 vừa qua là thời điểm lịch sử ở nơi đây, cái tên làng phong sẽ chỉ còn trong ký ức. Hơn 300 con người ở đây sẽ được di chuyển tới nơi định cư mới. Tiếp cận với cuộc sống hiện đại dù biết sẽ gặp vô vàn khó khăn nhưng không ai trong số họ phản đối với quyết định di dời của thành phố Đà Nẵng.


Hình thành từ năm 1968 bên chân đèo Hải Vân nơi đây như một ốc đảo hoang vắng với 40 người đầu tiên bị bệnh phong đến từ Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam ra sinh sống.  Để đến được ngôi làng này chỉ có 2 cách: Đi bộ leo núi đá khoảng 1 giờ, hoặc mất khoảng 20 phút đi bằng tàu gỗ. 
Bữa cơm cuối ở ngôi làng cũ của gia đình ông Nguyễn Văn Hai, người đã có 30 năm sống ở ngôi làng này.
Cụ bà Nguyễn Thị Chép, 83 tuổi, người gốc Huế là một trong 40 người đầu tiên có mặt tại ốc đảo này. Bà cho biết suốt trong quãng thời gian đó bà chỉ ở đây, bây giờ vào trong kia sẽ chẳng biết phải hòa nhập thế nào.

Tuy nhiên không ai ở Hòa Vân không đồng thuận với chuyện di dời. Mỗi bệnh nhân phong sẽ được trợ cấp  410.000đ – 610.000đ/người/tháng. Vào đất liền sẽ là mở ra cả một tương lai mới cho con em họ. 

Tài sản chẳng có gì giá trị ngoài chiếc xe lăn

Đêm lửa trại chia tay làng do đoàn thanh niên tổ chức.

Bình minh ở Hòa Vân, rồi mai này nơi đây sẽ  là Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp, có diện tích 1.065ha mặt đất và 500 ha mặt nước với mức đầu tư lên tới 5 tỉ USD.

5h sáng ngày 25/08, 35 hộ gia đình đầu tiên trong đợt di dời thứ nhất đã có mặt tại bờ biển, tất cả đồ đạc của từng hộ gia đình đều được đóng gói, ghi tên rõ ràng để chuyển lên thuyền di dời lên khu ở mới tại khu tái định cư.
Phải xa ruộng vườn, biển cả trong khi mất sức lao động, sống bằng tiền trợ cấp xã hội nhưng cuộc sống ở thành phố có vạn nỗi phải lo, nhưng họ vẫn đồng thuận để ra đi.
Toàn làng Vân có 127 hộ với hơn 350 nhân khẩu. Chừng ấy con người đồng nghĩa với chừng ấy nỗi ước mơ được sống cuộc sống có điều kiện hơn để con em được học hành, người dân mỗi lúc ốm đau được đến bệnh viện kịp thời…. 

Những chuyến tàu đưa đồ đạc của người làng Vân về với đất liền.

Giao thông đi lại hiểm trở cộng với nỗi tủi phận, người làng Vân hầu như rất ít khi ra khỏi nơi mình sinh sống. Những người mắc bệnh phong có lẽ họ vẫn còn sợ những ống kính nhưng đứa trẻ này thì không.


Lực lượng thanh niên, bộ đội, công an... đều chung tay giúp đỡ những người từ Hòa Vân. 
Hơn 100 căn nhà liền kề của tái khu tái định cư, mỗi căn có diện tích 72 mét vuông giá trị ước tính hơn 100 triệu đồng. Người dân làng phong từ nay sẽ chinh thức ở tại tổ 14 Phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu. Đây cũng sẽ là nơi mở ra một tương lai mới tốt đẹp hơn cho những người con ở Hòa Vân.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí thư Đà Nẵng đối thoại với dân làng phong Hòa Vân
Bí thư Đà Nẵng đối thoại với dân làng phong Hòa Vân

(VOV) -Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng đã lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, giải quyết nhu cầu bức thiết để bà con làng phong sớm hoà nhập cộng đồng.

Bí thư Đà Nẵng đối thoại với dân làng phong Hòa Vân

Bí thư Đà Nẵng đối thoại với dân làng phong Hòa Vân

(VOV) -Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng đã lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, giải quyết nhu cầu bức thiết để bà con làng phong sớm hoà nhập cộng đồng.