Doanh nghiệp đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường để vượt khó

VOV.VN - Quý 1 năm nay, giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, TP.HCM chiếm 28% xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Đơn hàng giảm, sản xuất khó khăn, nhiều doanh nghiệp dệt may ở TP.HCM phải “ăn đong” từng tháng nhưng vẫn “gồng mình”giữ lao động. Doanh nghiệp đang nỗ lực đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường để tìm đơn hàng mới.

Không lợi nhuận vẫn sản xuất

3 tháng qua, thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt may ở TP.HCM chỉ làm cầm chừng, hoạt động 60% công suất. Đến nay, nhiều doanh nghiệp cạn đơn hàng cho những tháng tới, rất ít doanh nghiệp còn đơn hàng đến tháng 5, tháng 6. Doanh nghiệp phải đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa sản phẩm và chắt chiu từng đơn hàng nhỏ để duy trì sản xuất, giữ chân người lao động.

Công ty TNHH Thành Phát tại quận Gò Vấp có hơn 150 lao động, trước may gia công quần, áo thun cho các doanh nghiệp ở Mỹ, Nhật, Malaysia. Tuy nhiên, nhiều tháng gần đây công ty không nhận được đơn hàng của thị trường này và buộc phải chuyển hướng tìm thị trường nội  địa, may gia công cho những nhãn hàng trong nước. Hiện công ty này đã sản xuất 70% cho thị trường nội địa, thay vì chỉ 10% như trước kia. Thêm vào đó, giá sản phẩm cũng giảm 20- 30% so với trước nên doanh nghiệp gần như không lợi nhuận, sản xuất để duy trì việc làm cho người lao động.

“Hiện nay, đơn hàng 30 sản phẩm, 50 cái, 70 cái doanh nghiệp cũng làm, không bỏ. Giai đoạn này chủ yếu duy trì có đủ việc cho công nhân làm. Mình không bàn  đến lợi nhuận, miễn có đủ chi phí trang trải là làm. Đơn hàng chỉ làm theo tháng nên không có kế hoạch dài hơi, không giống như những năm trước có kế hoạch sản xuất cho dài hạn”, ông  Phan Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thành Phát chia sẻ.

Linh hoạt chuyển đổi

Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công có hơn 6.500 lao động. Nhờ có chiến lược đa dạng thị trường nên công ty chủ động hơn trong việc tìm đơn hàng. Hiện sản phẩm của công ty này vẫn xuất đi Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cho biết, khi thị trường Mỹ và châu Âu khó khăn thì công ty đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc và hiện đã ký đơn hàng gần đủ để sản xuất đến hết quý 2. Doanh nghiệp còn chủ động đầu tư sản xuất theo hướng xanh, bền vững, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở châu Âu, Mỹ để khi thị trường phục hồi lại là có thể xuất được ngay.

“Doanh nghiệp tập trung vào phát triển bền vững, thân thiện môi trường, nhà máy xanh, sạch hơn theo yêu cầu của khách hàng. Đó là những áp lực mà trong thời gian tới khách hàng sẽ đề cao vấn đề đó, đặt biệt là những khách hàng châu Âu. Chúng ta phải đáp ứng tiêu chí đó thì mới có cơ hội tiếp tục nhận được những đơn hàng mới trong thời gian tới, nếu không thì khi thị trường hồi phục lại mà ta không chuẩn bị trước thì sẽ bỏ qua cơ hội đó”, ông Trần Như Tùng nói.

Theo Hội May thêu đan TP.HCM, hiện nay, thị trường xuất khẩu đang khó khăn nên doanh nghiệp dệt may lớn và nhỏ đều mong muốn cơ quan chức năng hỗ trợ xúc tiến thương mại, giãn và giảm thuế, đẩy nhanh việc hoàn thuế giá trị gia tăng. Đồng thời, để sản xuất các sản phẩm dệt may đạt các tiêu chí xanh thì doanh nghiệp cần vốn đầu tư dài hơi, mong được vay vốn dài hạn với lãi suất hợp lý hơn.

“Để có điều kiện tiếp cận được thị trường nhiều hơn, Nhà nước nên hỗ trợ một phần kinh phí để công tác xúc tiến thương mại mạnh hơn. Doanh nghiệp có điều kiện tham gia các hội chợ quốc tế ở nước ngoài hoặc hội chợ trong nước (quy mô quốc tế). Qua đó, doanh nghiệp tìm thị trường xuất khẩu mới, khách hàng mới”, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội May thêu đan TP.HCM kiến nghị.

Hiện nay, doanh nghiệp dệt may đang đối mặt với khó khăn chồng chất từ việc sụt giảm đơn hàng, giảm đơn giá đến yêu cầu chuyển đổi sản xuất xanh. Để vượt qua những khó khăn này, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ nhanh và cụ thể từ Nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp dệt may triển khai hàng loạt giải pháp nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường
Doanh nghiệp dệt may triển khai hàng loạt giải pháp nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường

VOV.VN - Quý 1 năm nay, xuất khẩu dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn, đa phần doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu sản phẩm, làm các mặt hàng không phải chủ đạo để có thể duy trì được hoạt động sản xuất...

Doanh nghiệp dệt may triển khai hàng loạt giải pháp nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường

Doanh nghiệp dệt may triển khai hàng loạt giải pháp nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường

VOV.VN - Quý 1 năm nay, xuất khẩu dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn, đa phần doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu sản phẩm, làm các mặt hàng không phải chủ đạo để có thể duy trì được hoạt động sản xuất...

Xanh hóa ngành dệt may: Yêu cầu cấp bách
Xanh hóa ngành dệt may: Yêu cầu cấp bách

VOV.VN - Xanh hóa chuỗi sản xuất trong ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc triển khai. Để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực chuyển mình, bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với những yêu cầu của nhãn hàng.

Xanh hóa ngành dệt may: Yêu cầu cấp bách

Xanh hóa ngành dệt may: Yêu cầu cấp bách

VOV.VN - Xanh hóa chuỗi sản xuất trong ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc triển khai. Để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực chuyển mình, bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với những yêu cầu của nhãn hàng.

Doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó khi đơn hàng vẫn khan hiếm
Doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó khi đơn hàng vẫn khan hiếm

VOV.VN - Các doanh nghiệp dệt may đang tập trung định vị lại thị trường cả trong nước và xuất khẩu, định vị sản phẩm và quản trị công nghệ cũng như thay đổi mô hình sản xuất phù hợp để vượt qua khó khăn.

Doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó khi đơn hàng vẫn khan hiếm

Doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó khi đơn hàng vẫn khan hiếm

VOV.VN - Các doanh nghiệp dệt may đang tập trung định vị lại thị trường cả trong nước và xuất khẩu, định vị sản phẩm và quản trị công nghệ cũng như thay đổi mô hình sản xuất phù hợp để vượt qua khó khăn.